Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý bài: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Em hãy lập dàn ý phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu.

A, Mở bài

-Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Mĩ. Đặc trưng nổi bật của Nguyễn Minh Châu thời này là cảm hứng lãng mạn bay bổng. Có thể nói chính cảm hứng này đã chi phối quan điểm nghệ thuật của nhà văn: “đi tìm cái hạt ngọc” ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.

-Thành công của tác phẩm chính là việc nhà văn Nguyễn Minh Châu có những đặc sắc riêng trong nghệ thuật.

B, Thân bài

-Thành công đầu tiên trong nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu có lẽ là ở chính tến gọi của tác phẩm. Tên gọi ủa tác phẩm như gói ghém được những thông điệp mà nhà văn gửi cậy.

+ Nghĩa thực của nó là hình ảnh ánh trăng ở cuối rừng xuất hiện tưởng chừng chập chờn tươi non và tinh khiết, thoắt ẩn thoắt hiện cuối rừng xa trong đêm Trường Sơn. Nhà văn như đã ghi lại cái khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp ấy. Ở đây nhà văn dùng với nghĩa biểu tượng mảnh trăng chính là cô gái tên Nguyệt. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp của cô gái tên Nguyệt ấy.

>>>Đó là sự yên tĩnh ngời sáng trẻ trung mặc cho bom đạn Mỹ muốn tàn phá hủy diệt.

– Nguyễn Minh Châu thành công trong việc xây dựng tình huống truyện độc đáo và đầy bất ngờ.

Truyện ngắn đã kể về một cuộc gặp gỡ của một người lái xe quân sư và một người cô công nhân giao thông đi nhờ xe anh trong đoạn đường chiến đấu. Sự ngẫu nhiên được nhà văn xây dựng nên. Đó là khi cả hai người đều đến chỗ hẹn với người đính ước thế nhưng thật tình cờ vì chính Nguyệt lại là người con gái mà anh lái xe Lãm đang đi hẹn gặp. Hai người gặp nhau trong hoàn cảnh chiến tranh đang diễn ra ác liệt và Nguyệt tâm sự với anh mọi chuyện. Điều đó đã khiến cho anh đoán chắc rằng cô chính là người mà anh đang hẹn gặp. Đặc biệt con đường đi tới đó xảy ra biết bao nhiêu chuyện nguy hiểm và Nguyệt đã bộc lộ vẻ đẹp trong chính tâm hồn mình. Dù họ không đi được tới chỗ hẹn vì sư khó khăn của chiến tranh nhưng những điều Nguyệt chia sẻ với anh cũng khiến cả hai người cảm thấy hạnh phúc. Việc tạo nên một tình huống ngẫu nhiên như thế giúp cho nhân vật bộc lộ vẻ đẹp của mình một cách tự nhiên hơn không hề có chút nào là giả tạo.

– Nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt

– Có thể nói từ đầu cho đến cuối, vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt, đều được miêu tả một cách gián tiếp qua lời trần thuật và điểm nhìn của chị Tính – “bà Nguyệt” và Lãm. Ở điểm nhìn của bất kì nhân vật nào Nguyệt cũng hiện lên như một con người với tâm hồn đẹp đẽ.

-Đặc biệt hơn là với điểm nhìn của nhân vật Lãm thì vẻ đẹp của Nguyệt hiện lên ngày một trọn vẹn, rực rỡ. Ban đầu là vẻ đẹp ngoại hình, sau đó là vẻ đẹp của người bạn đồng hành quả cảm, cuối cùng là vẻ đẹp của một thiên thần khiến Lãm yêu với sự cảm phục đến mê muội. Họ chia tay nhau mà hình ảnh của Nguyệt vẫn choán đầy tâm trí của Lãm. -Sự phát hiện về những vẻ đẹp ẩn giấu của Nguyệt ở Lãm cũng là quá trình Nguyễn Minh Châu khám phá ra vẻ đẹp của hạt ngọc ẩn giấu sâu thẳm bên trong tâm hồn nữ nhân vật chính của mình.

– Bút pháp lãng mạn bay bổng cũng quán xuyến ngòi bút của Nguyễn Minh Châu khi miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt (sự song hành của Nguyệt và trăng; sự tương phản giữa một bên là sức mạnh vật chất của những trận mưa bom bão đạn và một bên là vẻ đẹp, là sức mạnh ngời sáng của tình yêu, lòng dũng cảm). Chính điều này khiến vẻ đẹp tâm hồn của Nguyệt hiện lên lung linh, huyền ảo như trong thế giới cổ tích, vẻ đẹp ấy đối với Lãm cũng như người đọc vừa gần gũi vừa như không thể với tới, nhận biết được trọn vẹn.

C, Kết bài

– Bằng những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc được ví như sợi chỉ xanh óng ánh, mảnh trăng cuối rừng…cùng với tình huống truyện ngẫu nhiên nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc chúng ta hình ảnh những con người thế hệ trẻ Việt Nam tươi trẻ, nhiệt huyết trong thời kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là Nguyệt đại diện cho những cô công nhân giao thông xinh đẹp và hiên lành.

– Có thể kết luận rằng tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” vừa mang cảm hứng trữ tình lại vừa mang cảm hứng lãng mạn.

    Check Also

    nu sinh dak lak xinh 15 040142 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *