Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Bình giảng khổ thơ “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội …lá rơi đầy” trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Dàn ý bài: Bình giảng khổ thơ “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội …lá rơi đầy” trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Em hãy lập dàn ý bài: Bình giảng khổ thơ “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội …lá rơi đầy” trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.

A, Mở bài:

-Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm “Đất nước”

-Nói đôi nét về đoạn thơ cần bình giảng (Vị trí, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện thông điệp của tác giả).

“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”

B, Thân bài:

-Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết hầu như suốt cuộc kháng chiến (1948-1955) và được tổng hợp thêm từ một số bài thơ khác như “Sáng mát trong”, “Đêm mít tinh”.

-Chủ đề của bài thơ

Chủ đề và cảm hứng sâu sắc nhất của ” Đất nước” chính là tình yêu quê hương đất nước, là ý thức độc lập tự chủ. Đó là niềm tự hào về Tổ quốc từ trong đau thương sống kiếp nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi đứng lên chiến thắng huy hoàng.

>>> Như vậy bài thơ mang cảm hứng tổng hợp về quê hương đất nước. Dễ nhận thấy rằng thi phẩm không viết về một vùng quê cụ thể như ” Bên kia sông đuống” mà trong bài thơ có hình bóng của nhiều miền đất nước: Hà Nội, Việt Bắc và cả chiến trường Điện Biên.

-Thiên nhiên trong bài thơ rất thơ mộng và gần gũi đến bình dị.

-Khung cảnh mùa thu Hà Nội của những ngày tác giả từ giã quê hương ra đi vì nghĩa lớn. Với tâm trạng của một nghệ sĩ thiết tha với quê hương đất nước mà phải xa quê hương Nguyễn Đình Thi đã vẽ lên được một bức tranh Hà Nội buồn tĩnh lặng với những màu sắc, ánh sáng đường nét rất gợi cảm.

+ “Nắng rơi, lá rơi” đầy thềm và rơi đầy khoảng nhớ mênh mông của người ra đi kiên quyết mà lưu luyến, lặng lẽ mà xao động.

-Thi phẩm như đã thể hiện được những niềm vui lớn, niềm vui đất nước hồi sinh, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, ý thức đọc lập tự chủ.

+Đất nước như trở nên đẹp đẽ nên thơ, rất yêu thương ấy đã chuyển sang thời kỳ mới-Thời kỳ mà cả dân tộc ta giải phóng. Bầu trời cánh đồng, dòng sông…Tất cả đã thuộc về ta, thuộc về Tổ quốc.

+Niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp là tình cảm quan trọng nhất của tình yêu quê hương đất nước.

>>> Thông qua tình cảm yêu thương, tự hào ấy mà mùa thu mới là bức tranh đất nước tràn ngập niềm vui cứ được mở ra lộng lẫy bát ngắt theo không gian nhiều tầng bậc với bầu trời núi rừng, cánh đồng dòng sông.

Càng yêu thương đất nước giàu đẹp đang được hồi sinh, tác giả càng tự hào về đất nước có truyền thống bất khuất, kiên cường

+ Truyền thống yêu nước, giữ nước ấy tiếng nói ấy đầy sức sống, đầy sức mạnh thầm lặng vững bền muôn thuở cứ “đêm đêm rì rầm trong tiếng đất” vọng từ ngàn xưa, vọng tới mai sau.

-Nghệ thuật

+Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa để thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với quê hương đất nước và lòng căm thù giặc đè nát chèn ép giặc tộc ta trong bể máu đầy.

+Cảm hứng nổi bật về tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài “đất nước” là niềm tự hào về Tổ quốc từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên tiêu diệt, đầy sức mạnh lạc quan chiến thắng không một thế lực bạo tàn nào có thể khuất phục được.

+Tác giả sử dụng linh hoạt thể thơ tự do có phần phóng túng, phù hợp với tình cảm mạch suy tư trong 4 câu thơ trên.

C, Kết luận:

-Khẳng định thêm một lần nữa tài năng của tác giả đã mang đến sự thành công cho đoạn thơ nói riêng và toàn bài thơ nói chung.

-Đây là một thi phẩm hay thể hiện về đất nước đều có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước và nâng cao hiểu biết nâng cao nhận thức về đất nước của mỗi người Việt Nam.

-Hình ảnh đất nước, quê hương cứ hiển hiện ra thật đẹp nhờ sự lựa chọn hình ảnh độc đáo, giản dị nhưng chất chứa những tình cảm lớn.

    Check Also

    Hinh anh hot5 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *