Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Bài làm
Truyện ngắn “Người con gái Nam Xương” trích trong cuốn “Truyền kỳ mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ. Truyện đã để lại trong lòng người đọc, người nghe những cảm xúc khó phai ấn tượng sâu sắc, tái hiện nỗi thống khổ, về số phận của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ cũ.
Hình ảnh người con gái Vũ Nương, tên thật là Vũ Thị Thiết, phải gieo mình xuống dòng sông Nhị Hà kết liễu cuộc đời, nhằm chứng minh sự trong trắng trinh bạch, trong sạch, lòng trong trắng của mình, khi bị chồng nghi oan, khiến cho người đọc vô cùng cảm động, nghẹn ngào, rơi nước mắt xót xa, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Nhân vật Vũ Nương, hay còn gọi là Vũ Thị Thiết vốn là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh, đoan trang… Nhưng Trương Sinh chồng của cô, do tính đa nghi như Tào Tháo của người chồng.
Do xã hội phong kiến, là một xã hội thối tha, thường xuyên trọng nam khinh nữ, coi trọng tiếng nói, quyền uy, vị trí của người đàn ông hơn của người phụ nữ, chính vì vậy, đã khiến cho nàng Vũ Nương phải chết oan uổng như vậy.
Thông qua tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của mình, nhà văn, tác giả Nguyễn Dữ muốn bày tỏ, sự thương tiếc, nỗi niềm xót xa, đồng cảm với những người phụ nữ thời xưa, trong chế độ phong kiến, thể hiện tinh thần nhân đạo, nhân văn, sự đồng cảm của nhà văn Nguyễn Dữ.
Nhân vật Vũ Nương là một người xinh xắn, nết na, đức hạnh, khéo tay, nên cô được trai làng yêu mến, để ý thầm thương trộm nhớ rất nhiều. Khi mà Vũ Nương tròn đôi chín, thi thông qua mai mối, có chàng trai tên Trương Sinh nhà ở làng bên,hoàn cảnh neo đơn, mẹ góa con côi, nhưng chàng trai Trương Sinh có tấm lòng ngay thẳng, khỏe mạnh đến xin hỏi cưới Vũ Nương với giá được thách cưới là một trăm lạng vàng.
Chính trong phong tục, tập quán cưới vợ thời phong kiến, đã cho thấy người phụ nữ ngày đó không hề có quyền quyết định số phận, hạnh phúc, vận mệnh tương lai, của chính bản thân mình. Vũ Nương tuy là một con người, cô có những suy nghĩ, tình cảm, tính cách của của mình. Những chuyện hạnh phúc tương lai, chuyện cưới xin, chọn chồng người trăm năm, Vũ Nương không hề được quyết định chút nào.
Vũ Nương không hề được lên tiếng mà phải nghe lời cha mẹ sắp đặt. Vũ Nương được Trương Sinh hỏi cưới với giá một trăm lạng vàng, nhưng thực chất Trương Sinh đã mua Vũ Nương về làm vợ với giá một trăm lạng vàng.
Từ ngày về làm dâu nhà Trương Sinh, nàng Vũ Nương luôn hiếu thuận, lễ phép, ngoan ngoãn với mẹ chồng, Vũ Nương là vợ hiền, chăm chỉ làm việc nhà, nghe lời chồng không cãi nửa câu. Gia đình lúc nào cũng ấm êm hạnh phúc. Vũ Nương chăm sóc lo toan mọi việc trong gia đình Trương Sinh vô cùng êm ấm, chu toàn.
Nhưng rồi Trương Sinh phải đi đánh giặc, tham gia chiến trận ngoài chiến trường, niềm vui ngắn ngủi, nỗi đau ập tới, khi mà Vũ Nương mới có thai được ít lâu. Nhưng Vũ Nương vẫn kiên cường tiễn chồng lên đường, ở nhà làm tròn đạo hiếu với mẹ chồng, giữ gìn đức hạnh chờ chồng trở về.
Hai người tuy xa nhau, nhưng Vũ Nương chung thủy, một lòng một dạ hướng tới Trương Sinh, không ăn ở hai lòng. chung thủy trước sau như một. Trong lòng Vũ Nương chưa bao giờ nảy chút tà tâm. Nhưng không lâu sau khi Trương Sinh đi xa, mẹ chồng Vũ Nương lâm bệnh nặng, dù Vũ Nương rất cố gắng tìm thầy thuốc chữa chữa bệnh cho mẹ chồng nhưng bà vẫn không qua khỏi.
Mẹ chồng mất, chỉ còn Vũ Nương và con trai sống với nhau. Hai mẹ con chăm sóc nhau mỗi ngày, chờ ngày người trụ cột gia đình Trương Sinh về. Nhiều lần, vì buồn nhớ, thương chồng, nên Vũ Nương chỉ bóng của mình trên tường và nói với con trai là ba của nó đó.
Khi chiến tranh hết, chồng Vũ Nương về nhà, nàng vui mừng lắm, những tưởng giờ đây hạnh phúc sẽ trọn vẹn, nàng được hưởng hạnh phúc bên chồng và con trai bõ công những ngày chờ đợi đằng đẵng. Ai ngờ, sóng gió nổi lên một cách không lường trước. Vừa về nhà, Trương Sinh nghe tin mẹ mình đã qua đời từ lâu, chàng đau xót, nghẹn ngào vô cùng.
Trương Sinh vội vàng bế con trai của mình, đi thắp hương cho mẹ, thông báo với bà rằng con trai đã về. Nhưng thằng nhóc con trai anh cứ khóc mãi, nó không chịu cho anh bế nó, nó bảo anh không phải là cha nó, vì cha nó tối nào cũng tới mà.
Chàng Trương Sinh hay ghen tuông, nóng tính như lửa, lại khá đa nghi, không tin tưởng vợ mình. Nên vội vàng tin lời trẻ con nói, Trương Sinh nổi giận đuổi vợ ra khỏi nhà không cho vợ mình có quyền, có cơ hội được giải thích, khiến Vũ Nương không hiểu nguyên nhân vì đâu nên nỗi.
Vũ Nương để chứng minh mình trong sạch, luôn giữ trinh bạch chờ đợi chồng nên đã nhảy xuống sông kết liễu đời mình. Rồi một tối con trai Trương Sinh nhìn thấy bóng cha trên tường nó bảo đó là cha nó.
Lúc này, Trương Sinh biết mình sai, nhưng mọi thứ đã quá trễ rồi Vũ Nương đã chết không thể sống lại được nữa. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương cô biến thành tiên bay lên trời sống hạnh phúc.
Người con gái Nam Xương vạch trần tội ác, sự xấu xa của xã hội phong kiến, khiến cho người con gái tài đức, xinh đẹp đoan trang như Vũ Nương phải chết oan.
Đông Thảo