Cảm nhận bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Bài làm
Mở đầu bài thơ ta bắt gặp lời đề từ ” Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài “. “Bâng khuâng, nhớ” miêu tả tâm trạng, “trời rộng,sông dài ” tả cảnh. từ đó ta thấy lời đề từ đã thâu tóm ngắn gọn và chính xác cả cảnh lẫn tình của bài thơ.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi mội cành khô lạc mấy dòng
Ở khổ một nhà thơ thể hiện nổi buồn của mình trước cảnh sông nước mênh mông,bát ngát. mở đầu bài thơ là hình ảnh “sóng gợn” – những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nổi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. ở đây nhà thơ lặp lại hình ảnh “Tràng Giang” ở đề bài.”Tràng Giang” giống với trường giang, đều là từ Hán Việt, đều chỉ sông dài mà mang tính khái quát, cổ kính. nhưng “Tràng Giang” chỉ cả sông dài lẫn rộng vần “ang” tạo dư âm vang xa, trầm buồn. kết hợp với vầng “ang” còn có điệp từ “điệp điệp” để thể hiện nổi buồn đó.Hình ảnh tiếp theo hiện ra trong nhãn quan của Huy cận là “con thuyền “.Nó gợi sự lẽ loi và cô đơn. Nhưng lạ kìa! con thuyền này đang xuôi mái, nó đang phó mặc cho dòng nước.”con thuyền” này làm cho bức tranh sông nước càng trở nên quạnh vắng,mênh mông và ngược lại,giữa cảnh vật bao la rộng lớn này, hình ảnh “con thuyền” có mà cũng như không.Tếp đến là sự đối lập giữa con thuyền và dòng nước,”thuyền về”,” nước lại” gợi cảm giác chia lìa làm cho nổi buồn của nhà thơ tăng cấp lên thành “sầu”. Và nổi sầu này lan khắp “trăm ngã” của đất trời. cùng với làn sóng, con thuyền thì xuất hiện cành “củi khô” đang trôi gưữa dòng nước. tại sao nhà thơ không nói là một cảnh củi khô mà lại sữ dụng hình ảnh “củi một cành khô”? đó là hình thức đảo ngữ để làm tăng sức gợi của hình ảnh nhỏ nhặt tầm thường này – gợi một kiếp người trôi nổi, vô định giữa dòng đời. So với các thơ văn cổ điển thì những hình ảnh xuất hiện trong văn thơ thường là “Tùng, Cúc”. Những hình ảnh nhỏ nhặt,tầm thường không được ưa chuộng. Qua đó thấy được sự sáng tạo độc đáo của Huy Cận – Nhà thơ mới xuất sắc.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Năng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu
Ở khổ hai vẫn là cảnh sông nước, nhưng ngoài những hình ảnh “con thuyền, dòng nước, củi ” ở khổ một thì ở đây được điểm thêm vài nét như “cồn, gió, làng, chợ, bến”
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Hình ảnh còn cát xuất hiện nhiều trong thơ cổ điển. trong trích “Chinh Phụ Ngâm” có câu “Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Nhưng ở Huy cận, sử dụng thêm từ láy “lơ thơ”, kết hợp với “đìu hiu” làm cho cảnh vậy trở nên thưa và vắng mang đậm nét buồn, làm cho cảnh vật vắng lặng, buồn tẻ, im ắng và cũng chính vì im ắng nên nhà thơ cảm nhận được:
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
“làng xa”, “chợ vãn” là âm thanh sinh hoạt của đời sống hằng ngày,có sự hiện diện của con nươời nhưng không rõ. câu thơ này có nét tương đồng ơới thơ của Ngyễn Khuyến trong bài “câu cá mùa thu” – “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.Có âm thanh cá đớp nhưng ở “đâu”,có thể có mà cũng có thể không. nghe mơ hồ,xa xôi.một sự việc ngay cạnh mình mà Nguyễn Khuyến còn không cảm nhận rõ thì sao Huy Cận có thể biết chính xác sự việc ở một nơi xa thế kia. Sự hiện diện của con người quả thật không có trong cảm nhận của Huy Cận. rồi nhà thơ bỏ qua cái âm thanh mơ hồ kia, hướng lên trời nhà thơ thấy hình ảnh:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng bến cô liêu
Hình ảnh “nắng xuống ” đối lập với “trời lên”, nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời. “Sâu ” gợi độ hun hút, khôn cùng, “chót vót ” gợi độ cao vô tận. “Sâu chót vót” nghe như vô lí nhưng lại là sự sáng tạo độc đáo của Huy cận. đó là cái nhìn tâm tưởng của nhà thơ, nhà thơ đang đứng bơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm nên nhìn xuyên suốt vào lòng đất, vào ruột trời. Cùng với hình ảnh “Nắng xuống, Trời lên ” thì “Sông dài, trời rộng” tạo không gian ba chiều “rộng,cao, sâu”.một không gian ba chiều hiện ra làm cho không gian vô cùng, cảnh vậy vắng lặng gợi nổi buồn xa vắng.không gian oó chứa “bến cô liêu” – gợi sự lẽ loi, trơ trọi, hoàn toàn là cảnh vật đượm buồn.Sau nổi buồn xa vắng thì nổi buồn bơ vơ lại dồn dập vào nhà thơ. Nó được thể hiện ở khổ ba:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Mở đầu khổ ba là hình ảnh “bèo”, hình ảnh này tương đồng với hình ảnh “củi khô” ở khổ một nhưng nó lại gợi một kiếp nguời trôi nổi, lênh đênh.câu thơ “Bào dạt về đâu hàng nối hàng” là câu hỏi tu từ, là sự hụt hẫng, mất phương hướng của nhà thơ.tiếp đến là hình ảnh “bờ cây xanh, bãi cát vàng”, những hình ảnh này mênh mông, rộng lớn kết hợp với hình thức phủ định “không một cái cầu, không một chuyến đò” nhằm khẳng định không có sự hiện diện của con người. lại một lần nữa nhà thơ trơ trọi với cảnh vật.Nhà thơ sữ dụng các hình thức từ láy “mênh mông, lặng lẽ” gợi nổi buồn bã,hiu quạnh và trống vắng.không có sự giao hòa giữa cảnh và người, nhà thơ không chỉ buồn cảnh vật mà còn buồn thế thái nhân tình, khao khát tình người,tình đời. nhà thơ Huy Cận từng nói “tôi có nổi buồn thế hệ, nổi buồn không tìm thấy lối ra cho nên cứ kéo dài triền miên”. Quả thật như thế, sau nổi buồn sông nước, nổi buồn hiu quạnh, nổi buồn bơ vơ thì khổ thơ cuối cùng là nổi nhớ nhà của ông.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Lúc này nhãn quan của ông đã hướng lên vũ trụ và ông thấy hình ảnh đầu tiên là những đám mây, với từ “đùn” cho thấy chúng chồng xếp mạnh mẽ lên nhau thành núi sau đó được ánh hoàng hôn chiếu vào tạo ra màu sắc lấp lánh mà nhà thơ gọi nó là “núi bạc”. Hình ảnh này tuy rực rỡ nhưng lại ẩn chứa nổi buồn của ông, giống như nổi buồn của ông tích tụ như núi.cùng với đám mây còn có hình ảnh cánh chim.ở đây cánh chim mang đậm tính chất thơ cổ điển, là tín hiệu tẩm miĩ để báo hiệu hoàng hôn mà ở các nhà thơ khác cũng sử dụng như thế. Tiêu biểu là Hồ Chí Minh trong bài thơ chiều tối – “chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.nhưng khác với HCM, cánh chim của Huy Cận lại đối lập với bầu trời rộng lớn, tượng trưng cho cái tôi cô độc, nhỏ nhoi trước cuộc đời, tô đậm cảm giác rợn ngợp, lạc loài.
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Nghệ thật tự láy “dợn dợn” diễn tả những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra tích tắt cho thấy nổi nhớ nhà luôn thường trực trong ông và sẵn sàng lan tỏa ra khắp nơi. Ở câu thơ cuối Huy Cận chịu ảnh hưởng của thơ đường, tiêu biểu là Thôi Hiệu
Nhật mộ hương quan hà xứ nhị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Với Thôi Hiệu, mỗi lần thấy khói sóng là ông nhớ nhà da diết nhưng sao da diết bằng Huy Cận khi không có cái gì để gợi nhớ, cho thấy nổi nhớ nhà của Huy cận luôn sôi sục và rạo rực. Từ đó thấy được tấm lòng yêu quê hương đất của ông.
Bài thơ Tràng giang gợi nổi buồn man man thiên cổ của Huy Cận. Tất cả cảnh vật liên quan đến con người đều không hiện hữu, qua đó thấy được nổi cô đơn của Huy cận truớc cảnh thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đậm tình người, tình đời, tình yêu nước tha thiết.