Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bình luận 2 câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông

Bình luận 2 câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông

Bình luận 2 câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông

Hướng dẫn

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) là nhà thơ nổi tiếng của đất nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông để lại nhiều bài thơ Nôm, trong đó có nhiều bài hát nói tuyệt bút, với giọng điệu thơ hào hùng. Trong nền thơ ca trung đại, chưa có nhà thơ nào viết hay và độc đáo về đề tài “chí nam nhi ”, “chí làm trai ”, “chí anh hùng ” như Nguyễn Công Trứ.

Bài thơ Đi thi tự vịnh được Nguyễn Công Trứ viết từ thuở hàn vi, đầy chí khí hám hở của kẻ sĩ. Trong bài có câu thơ từng được nhiều người yêu thích và truyền tụng:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Câu thơ “Đã mang tiếng ở trong trời đất ”, chủ thế trữ tình là ai? Đó là kẻ nam nhi, kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Câu thơ nêu bật vai trò và vị thế của kẻ làm trai, của đấng nam nhi trong cuộc đời, trong vũ trụ.

Câu thơ thứ hai “Phải có danh gì với núi sông ” là một lời tuyên ngôn tự tin, tự hào. Hai tiếng “phải có ” là sự khảng định trách nhiệm, nghĩa vụ của kẻ làm trai. “Danh ” ở trong câu thơ là danh tiếng, là công danh, sự nghiệp ở đời; “với núi sông” là với đất nước; “núi sông ” trường tổn, vĩnh hằng thì “danh ” cũng lưu truyền mãi mãi.

Có thể nói, hai câu thơ trên của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện một quan niệm sống đẹp và tích cực của kẻ sĩ. Là chí nam nhi, là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, dể lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.

Tại sao “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông ”?

Xem thêm:  Thuyết minh về cây chè lớp 9

Theo quan niệm của các nhà nho xưa kia, kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải dấn thân vào con đường thi cử, thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá đổ làm quan. Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Trong thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kc nam nhi không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi com.

Kẻ sĩ chân chính phải bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt, làm nên những công việc phi thường như dời non lấp bể, đội đá vá trời, ghi danh vào sử sách, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ, làm vẻ vang cho đất nước, quê hương.

Quan niệm trên đây của Nguyễn Công Trứ rất đúng đắn và tích cực đối với một nhà nho, một kẻ sĩ hăm hở lập thân trong xã hội cũ. Cái “danh ” mà nhà thơ nói đến không phải là danh hão, hư danh – thứ danh lợi vị kỉ tầm thường. Công danh sự nghiệp phải là tiếng thơm, là những công cuộc ích quốc lợi dân, là công danh sự nghiệp được đo bằng tầm vóc phi thường, là tài năng, đạo đức xuất chúng. Kẻ dốt nát, tham lam, loại hạ lưu… không thổ nào có cái danh ấy. Câu thơ trên đày thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp của kẻ tài trai, của đấng nam nhi mang khát vọng công danh, mang hoài bão tung hoành “Phải cố danh gì với núi sông”.

Hai câu thơ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” rút trong bài thơ Đi thi tự vịnh, Vì thế “danh” phải gắn liền với bảng vàng bia đá. Nguyễn Công Trứ có lúc lại viết:

“Có trung hiếu nên dứng trong trời đất,

Không công danh thời nát với có cây ”

(Phận sự làm trai)

Như vậy có nghĩa là: muốn làm nên công danh thì phải có trung hiếu; kẻ sĩ không có công danh thì cuộc đời cũng mất hết ý nghĩa, trở nên vô nghĩa “nát với cỏ cây”. Có danh là được ghi tôn vào sử sách, để lại tiếng thơm cho đời:

“Nhân sinh thể thượng thùy vô nghệ

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh ”

Có tài mới có danh. Có đức mới có danh. Có chí nam nhi, có nợ tang bổng mới mong làm nên công danh sự nghiệp: Lập thân, lập công danh là khát vọng ở đời:

“Vòng trời dất dọc ngang ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả trả vay.

Chí làm trai nam, bắc, dông, tây,

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể… ”

(Nợ tang bồng)

Theo Nguyền Cổng Trứ thì công danh luôn luôn gắn liền với chí anh hùng. Có chí anh hùng mới lập nên công danh, để lại tiếng thơm cho muôn đời: “Túi kinh luân tử trước đến ngàn sau / Hơn nhau một tiếng công hầu” (Trên vì nước, dưới vì nhà).

Nguyễn Công Trứ là một tài năng đích thực, đi thi: “đỗ giải nguyên”. Cầm quàn “Cố lúc bình tây cờ đại tướng”. Làm quan, lúc thì “Tổng đốc Đông”, khi thì giữ chức “Phủ doãn Thừa Thiên “. Ông đã di dân lập ấp, lấn biển, sáng lập ra hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn ở miền bắc nước ta. Đến nay vẫn được nhân dân ca ngợi.

Quan niệm về công danh, về chí nam nhi. nhân dân ta từng ca ngợi những con người mang khát vọng bay xa, bay cao, đi tới mọi chân trời mà làm nên sự nghiệp:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Những ngôi sao xa xôi

“Làm trai cho đáng nên trai,

Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng”

(Ca dao)

Quan niệm công danh sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ rất gần gũi với quan niệm của nhân dân ta. Tuy tiến bộ và tích cực, tuy hăm hở và giàu bản lĩnh, nhưng quan niệm về công danh sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ vẩn là ìí tưởng anh hùn (Ị của ke’ sĩ thời phong kiến, bị hạn chế bởi tư tưởng “trung quân”. Cuộc đời Nguyễn Công Trứ thăng trầm dữ dội, có lúc làm đại tướng, có lúc bị giáng chức làm lính thú,… Cuối đời ông ngao ngán thốt lcn:

“Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo ”…

(Cây thông)

Hai câu thơ trên dày đã nêu một quan niệm, một bài học đẹp về cách sống, về lập thân, về nỗ lực phân đấu làm nên công danh sự nghiệp ở đời. Có học tập tất phải có thi cử. Học sinh chúng ta tìm thấy ở hai câu thơ sự hăm hở trong đua tranh, thi thố tài năng về học tập. thi cử với bạn bè. Thế ki XXI đang vẫy gọi. Đất nước đang vẫy gọi. Thanh thiếu niên học sinh phải biết nỗ lực học tập, tiến quân vào con đường khoa học kĩ thuật, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, học giỏi, thành tài, để phục vụ đất nước vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh “. Chúng ta càng trân trọng Nguyễn Công Trứ, trân trọng vần thơ nổi tiếng của ông:

“Phải có danh gì với núi sông ”… Công danh của tuổi trẻ chúng ta ngày nay luôn luôn gắn liền với lợi ích của Tổ quốc và cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân.

Theo Dethihay.com

Check Also

hoaphuong 26 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *