Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / [Văn 9] Phân tích nhân vật Thúy Kiều qua 12 câu thơ cuối của đoạn trích Chị em Thúy Kiều

[Văn 9] Phân tích nhân vật Thúy Kiều qua 12 câu thơ cuối của đoạn trích Chị em Thúy Kiều

[Văn 9] – Đề: Phân tích nhân vật Thúy Kiều qua 12 câu thơ cuối của đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

BÀI LÀM

Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho nhân loại kiệt tác Truyện Kiều – quyển tiểu thuyết bằng thơ của thời kỳ trung đại, nơi vạch trần bản chất xấu xa của thời đại, nơi ca ngợi con người với những phẩm chất đáng trân trọng và cũng là nơi chứa đựng rất nhiều giá trị văn chương. 12 câu thơ cuối trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, dù ngắn gọn, nhưng cũng đủ thể hiện được tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du khi miêu tả trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của Thúy Kiều.

Trước khi nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dùng 04 câu thơ với những hình ảnh tuyệt vời của tạo hóa để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, đó là hình ảnh của “khuôn trăng đầy nặn”, “nét ngài nở nang”, của “hoa cười”, “ngọc thốt” để chốt lại bằng tính từ “đoan trang” đầy mỹ miều dành cho người con gái đẹp. Tưởng chừng đây là tuyệt thế giai nhân nhưng những câu thơ tiếp theo, làm người đọc thật bất ngờ:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn”

Không cần tốn nhiều bút lực để miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều, chỉ với một từ “càng”, Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp tuyệt thế của nàng. Ở đây, tác giả đã sử dụng rất tài tình nghệ thuật đòn bẫy, lấy khách hình chủ, tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng” đứng trước hai từ láy “sắc sảo”, mặn mà” với dụng ý rằng Kiều không chỉ mặn mà về nhan sắc mà còn sắc sảo trong trí tuệ, trong tâm hồn.

Xem thêm:  Liên kết câu trong đoạn văn, bài văn – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

“Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Đôi mắt được gọi với một mỹ từ khác là “cửa sổ tâm hồn”, đó luôn là điểm tạo ấn tượng với người đối diện bởi một đôi mắt đẹp, đôi mắt trong chứng tỏ một tâm hồn thanh lịch. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung vào đôi mắt: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Bút pháp ước lệ tượng trưng đã vẽ nên nét đẹp trong tâm hồn người con gái “tới tuân cập kê”. Đó là đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; đó là hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều được hội tụ và toát lên từ đôi mắt. Vẻ đẹp ấy khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước nghiêng, thành đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo từ điển cố cực tả giai nhân “nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc”. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có sức quyến rũ làm say đắm lòng người như Tây Thi, Bao Tự trong thơ ca Trung Hoa trung đại. Vẻ đẹp ấy chính là kết quả của một phẩm chất cao quý bên trong bởi quan niệm “tướng tại tâm sinh”. Thử làm một phép so sánh khi miêu tả với Thúy Vân mới thấy được quan niệm “hồng nhan đa truân” của Nguyễn Du khi miêu tả Thúy Kiều. Ở Thúy Vân, vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp được thiên nhiên đồng thuận, với “hoa cười, ngọc thốt”, còn ở Thúy Kiều, nhan sắc ấy là nhan sắc tuyệt trần nhưng lại bị đố kỵ và ghen ghét “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây chính là dự cảm của Nguyễn Du về số phận truân chuyên của Kiều.

Khác với Thúy Vân, tác giả miêu tả Thúy Kiều không chỉ là người con gái đẹp mà còn là người phụ nữ tài hoa:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Với trí tuệ được thiên nhiên ban tặng, Kiều thuần thục cả cầm, kỳ, thi, họa, trở thành người con gái đa tài mà tài nào cũng thuần thục và xuất chúng. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Khúc “bạc mệnh” mà nàng soạn mỗi khi cất lên đều khiến người khe buồn thương đến rơi lệ, ão não đế nao lòng. Phải chăng đó là sự thăng hoa của một tâm hồn đa cảm, một trái tim đa sầu với những vận mệnh trái ngang mà chính Nguyễn Du cũng đã từng trăn trở:

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Có thể thấy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp hài hòa giữa tài, tình và sắc. Đó là vẻ đẹp tuyệt thế gian nhân, là tài năng tuyệt đỉnh, là tâm hồn đa cảm nhiều tâm tư trắc ẩn. Đó là chân dung mang tính cách số phận bởi sắc đẹp và tài năng của Kiều quá nổi trội mà thiên nhiên, tạo hóa thì:

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

“Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

Ngòi bút nhuốm màu định mệnh của Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo, cảm thông cho số phận của nàng Kiều trong những tháng ngày phiêu bạc sắp tới.

Ngợi ca vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị, phẩm giá của con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh; qua đó, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Sự ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân văn trong ngòi bút tác giả.

Theo Dethihay.com

Check Also

7239 1494911290062 1019 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *