Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Chứng minh câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Chứng minh câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

Bài làm

Có thể nói được rằng nhân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ về vấn đề tôn sư trọng đạo đó chính là câu tực ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Câu nói như một bài học răn dạy và nó như đã khuyên nhủ chúng ta sống đúng với những đạo lý làm người, cách ứng nhân xử thế về những người đã có công dạy dỗ ta lên người.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì? Câu này có gốc Hán, khi người dừng đọc theo âm Hán – Việt. Nếu như mà chúng ta lại đi giải nghĩa từng thành tố một thì chúng ta thu được đó chính là: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Từ đó ta có thể dễ dàng hiểu được nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Quan trọng hơn ta như thấy được chính hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Và đaoọ thầy trò ở đây cũng chính là rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Bởi đó cũng chính là “lẽ thường” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay trong cuộc sống của chính chúng ta.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần.

Nhưng phải chăng, nếu như câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu hóa? Bởi mỗi con người chúng ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, và cũng như đã đủ để thành nghề, thành tài. Những vốn tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song, ta như thấy được rằng cũng chỉ với “nhất tự (một chữ)” và vế “bán tự (nửa chữ)” có lẽ sẽ chẳng là gì. Các bậc tiền nhân xưa kia cũng đã còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Đã là người thầy thì thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Và bản thân của mỗi chúng ta học thầy, chí ít mỗi người dường như cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo” mà thành tài được. Và nếu như cau tục ngữ nói một chữ với nửa chữ liệu có quá ít không?

Chúng ta phải hiểu được rằng câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” dường như cũng đã chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, và đó cũng chính về đạo thầy trò. Đối với bất kì ai đi chăng nữa thì nếu đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Cũng chính có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn để học hỏi những điều hay lẽ phải hơn nữa.

Xem thêm:  Tả hoa sữa

Ta như thấy được mỗi người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Người thầy cũng như phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, và cả về tầm nhìn thật là sâu rộng nữa. Nếu như mà không có người thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, cũng như thật là khó có sự tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Có lẽ chính vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, và học sinh luôn luôn cũng đã coi thầy là thần tượng để hướng theo. Tất cả mọi việc đều nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Qủa thật ta như thấy được không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, và dường như vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Thực tế cũng chó thấy cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực.

Câu tục ngữ trên dường như cũng đã nói cho chúng ta biết được rằng từ sự quý trọng, ngưỡng mộ thầy. Luôn luôn phải lễ phép. Còn câu tục ngữ như cũng đã nhắn nhủ với người thầy rằng phải cố gắng vươn đến cái “một chữ” chứ không phải “nửa chữ”. Người thầy phải tự học hỏi để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình hơn nữa để có thể truyền đạt cho học trò của mình những bài học thật sâu sắc và tiếp thu với khoa học của nhân loại.

Xem thêm:  Phân tích quyết định dứt khoát của nhân vật Hồn Trương Ba với Đế Thích cho cu Tị được sống lại và mình được chết hẳn

Câu tục ngữ thật hàm ngôn và đầy ý tứ biết bao nhiêu. Như một cách nói về vấn đề tôn sự trọng đạo của người học trò, đồng thời cũng chính là ý tứ để nói người thầy cũng hoàn thiện và làm gương cho học sinh. Tục ngữ của cha ông ta thật là thâm thúy biết bao nhiêu.

Minh Nguyệt

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *