Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người Con Gái Nam Xương
Bài làm
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị đối xử không công bằng. Xã hội đấy là một xã hội mà đầy rẫy những bất công biết bao nhiêu oan trái, trong đó mà những người phụ nữ luôn luôn phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh cho nên viết về những người phụ nữ trong xã hội luôn được đi vào trong các tác phẩm văn chương. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ người đọc như cũng thêm đồng cảm với nhân vật Vũ Nương biết bao nhiêu.
Mở đầu tác phẩm thì Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương – một phụ nữ đẹp người lại còn đẹp nết nữa. Nhân vật Vũ Nương hiện ra với đủ đầy những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, ở nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu và vô cùng nết na. Khi được về làm vợ Trương Sinh – được biết đến là một người chồng có tính đa nghi thế nhưng Vũ Nương dường như cũng cứ vẫn giữ gìn được những khuôn phép không để hai vợ chồng xảy ra bất hòa bao giờ cả. Tưởng chừng từ đây phúc chồng vợ sum vầy cứ mãi mãi nồng thắm thế nhưng chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, thì Trường Sinh phải lên đường ra trận. Trong lúc đó Vũ Nương cũng đau xót tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ biết bao nhiêu. Người đọc cũng có thể nhận thấy được chính lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình và dễ khiến cho chúng ta cảm động. Lời nói của Vũ Nương mà Nguyễn Dữ đã mô tả nó xúc động đến nỗi mà “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. Vũ Nương chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà vớ nàng lúc này đây cũng chỉ mong và cầu xin chồng trở về bình yên vô sự mà thôi. Thông qua chính lời nguyện vọng của Vũ Nương ta cảm nhận được một sự chân thành mà thật giản dị.
Phân tích nhân vật Vũ Nương
Lúc chồng đi xa thì ở nhà mọi việc lớn nhỏ thì cũng một mình nàng lo toan đâu vào đó. Vũ Nương nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn không quản vất vả đêm hôm bồng bế. Không chỉ thế Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo và cũng chăm chỉ nữa. Khi mẹ chồng đau ốm nàng cũng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, hơn nữa Vũ Nương cũng lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên mẹ để mẹ sớm khỏi bệnh. Khi mẹ chồng qua đời, Vũ Nương dường như cũng cứ hết lòng thương xót và cũng lại tất bật lo ma chay tế lễ chu toàn. Thực sự cũng chính sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng mà chẳng khác gì với cha mẹ ruột của nàng cho thấy nàng là một người con vô cùng hiếu thảo.
Tất cả những hành động của Vũ Nương cũng đã cho thấy nàng chính là một phụ nữ vẹn toàn, luôn luôn được thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, phẩm chất của một người mẹ và một người con vô cùng hiếu thảo. Một người tốt bụng như vậy, thủy chung và sâu sắc như thế đáng lý ra cũng phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm, hạnh phúc của gia đình. Khi mà chiến tranh chấm dứt, Trương Sinh trở về và khi mà niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra với người phụ nữ đầy đủ những phẩm chất đẹp này, nhân vật Trương Sinh – một kẻ vô học, thô lỗ luôn luôn đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ mà không cần biết ngọn ngành câu chuyện như thế nào. Trương Sinh cũng đã nghi cho Vũ Nương về sự không chung thủy đã vậy còn mắng nhiếc Vũ Nương, đuổi Vũ Nương đi. Không thể minh oan cho chính mình được cho nên nàng cũng đã chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy của mình bấy lâu nay không được đền đáp mà lại bị nghi ngờ. Vũ Nương mới thật tội nghiệp biết bao nhiêu, thực sự lúc này đây thì bi kịch được dồn nén lên cao độ thì Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang để minh chứng cho sự tiết hạnh của mình. Và người đọc như càng oánh giận Trương Sinh như cũng thật hồ đồ biết bao nhiêu.
Ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung thì Vũ Nương dường như cũng cứ vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy và có những mong muốn thiết tha trở về quê hương. Đặc biệt Vũ Nương cũng mong được đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan của mình, thế nhưng âm dương cách biệt Vũ Nương không quay về được. Chính xã hội phong kiến hà khắc trọng nam khinh nữ. Trong đó thì những người phụ nữ đức hạnh và hiền thục như Vũ Nương luôn luôn đều phải chịu chung số phận bi đát. Chính cái chết thương tâm của Vũ Nương khiến cho người đọc cảm thông về nỗi đau của người phụ nữa cung như tố cáo được xã hội phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi và hạnh phúc gia đình.
Thật độc đáo và tài tình biết bao nhiêu, từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, tác giả Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong câu chuyện mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng chính nhân vật Vũ Nương và câu chuyện cũng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ.
Minh Nguyệt