Home / Văn mẫu tiểu học / Văn mẫu lớp 5 / Đáp án đề 35 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đáp án đề 35 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đáp án đề 35 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Hướng dẫn

Đáp án kể câu chuyện nói về tình bạn

1. a) Điền từ trẻ hoặc từ già vào chỗ trông:

(1) Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dương.

(2) Già được bát canh, trẻđược manh áo mới.

(3) Trẻ trồng na, giàtrồng chuối.

(4) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

(5) Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà, kính già, giàđể tuổi cho.

b) Nội dung, ý nghĩa:

– Câu (1): Lúc trẻ trồng và chăm sóc cây thì khi già, cây sẽ đem lại lợi ích, nuôi dưỡng mình.

– Câu (5): Có lòng thương yêu, kính trọng mọi người thì sẽ được mọi người luôn quý mến và sẽ gặp điều tốt lành.

2. Đặt câu theo yêu cầu của đề bài, VD:

a) Câu có trạng ngữ chỉ thòi gian và trạng ngữ chỉ nơi chôn:

Vào giờ ra chơi, giữa sân trường, học sinh nô đùa thật vui vẻ.

(Hoặc:

Trong lớp học, lúc cô giáo giảng bài, ai nấy đều chăm chú lắng nghe.)

b) Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (hoặc trạng ngữ chỉ mục đích):

Nhờ quyết tâm cao, tập thể học sinh lớp 5A đã vươn lên dẫn đầu toàn trường về mọi mặt.

(Hoặc:

Vì danh dự nhà trường, chúng em luôn phấn đấu trở thành học sinh giỏi toàn diện.)

c) Câu có trạng ngữ chỉ thòi gian và trạng ngữ chỉ phương tiện:

Sáng hôm đó, bằng cây bút “Nét hoa”, tôi đã viết được bài chính tả rất đẹp.

(Hoặc:

Ngày nào cũng vậy, với chiếc xe đạp cũ, bố luôn đưa tôi đến lớp đúng giờ.)

3. Gợi ý:

Hình ảnh ngưỡng cửa qua mỗi khổ thơ gợi những điều đẹp đẽ và sâu sắc:

– Khổ thơ 1: Ngưỡng cửa thân quen với em ngay từ thòi ấu thơ, chập chững bước đi trong tay bà, tay mẹ “dắt vòng đi men“.

– Khổ thơ 2: Ngưỡng cửa là nơi chứng kiến sự vất vả, lo toan của bố mẹ nuôi con khôn lớn (“Nơi bố mẹ ngày đêm / Lúc nào qua cũng vội“) ; là nơi em gặp gỡ bạn bè trong niềm vui gặp mặt (“Nơi bạn bè chạy tới / Thường lúc nào cũng vui“).

Xem thêm:  Lập chương trình hoạt động cho buổi lễ kết nạp đội viên mới của Chi đội lớp em

– Khổ thơ 3: Ngưỡng cửa còn là nơi đưa em “Buổi đầu tiên đến lớp” để học được bao điều hay, gần gũi với bao thầy cô, bạn bè mến thương.

Khi em lớn lên, ngưỡng cửa thân quen cũng sẽ là nơi đưa em đến với “những con đường xa tắp” đầy ước mơ và hi vọng đón chờ.

4.

1. Xác định yêu cầu: Kể một câu chuyện nói về tình bạn (hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò) từng để lại ấn tượng sâu sắc đối với em trong những ngày thơ ấu.

Chú ý: Câu chuyện được kể lại có thể vui hay buồn, miễn sao được trình bày rõ ràng, mạch lạc (có mở đầu, diễn biến và kết thúc), bộc lộ được ấn tượng sâu sắc của em và nêu được ý nghĩa hay tác dụng của câu chuyện đó đối với em.

2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tham khảo thêm về dàn bài văn kể chuyện đã luyện tập ỗ Đề 22.)

3. Tham khảo:

* Câu chuyện về tình bạn: Cây cúc

Cả xóm ai cũng biết tôi và Hạnh chơi thân với nhau, tuy hai đứa không học cùng trường.

Hôm nào Hạnh cũng sang nhà tôi chơi. Buổi trưa đi học về, Hạnh bế theo đứa em hai tuổi sang nhà tôi. Thấy Hạnh, tôi khoe ngay:

– Nhìn xem, tớ trồng cây cúc này mới có một tháng mà đã nở hoa. Năm bông liền cơ nhé!

Hạnh xuýt xoa:

– Ôi, đẹp quá nhỉ! Hôm nào cho tớ một cành, được không? Tớ về trồng trong chậu cảnh.

Tôi vênh mặt lên:

– Ừ! Được rồi, nhưng phải để đến khi nào nó lớn cơ. Bây giờ còn non lắm.

– Thế củng được. À! Tớ muốn hỏi một bài toán, cậu bảo giúp mình nhé.

Tôi và nó lấy sách ra, chụm đầu vào học, chẳng để ý gì đến dứa bé chơi thơ thẩn ngoài sân. Con bé đang rứt từng bông hoa cúc ra, rồi xé nát. Mãi đến khi bé tè ra quần và khóc ré lên, chúng tôi mới chạy ra. Nhìn cây cúc, Hạnh tái mặt:

– Ợ,… Huyền ơi,…tớ,… tớ xin lỗi. Cây,… cây cúc,…

Trời đất! Cây hoa của tôi bây giờ chỉ còn trơ lại vài cái lá. Năm bông hoa đã nát vụn hết.

– Trông em kiểu gì vậy? Lần sau đừng có mang theo em nữa nhé. – Tôi sừng sộ.

– Tớ đâu có muốn thế. Tớ,… sơ ý quá. – Nó thanh minh.

Tôi không nói gì thêm nữa. Nó lủi thủi đi về. Nhìn nó, tôi thấy mình quá đáng, định chạy theo, lại thôi.

Đã ba tuần nay, tôi không sang nhà Hạnh. Có lẽ, nó cũng ngại nên không dám sang chơi nữa.

Hôm nay, tôi sang nhà Hạnh mượn quyển sách. Thấy tôi, mẹ Hạnh bảo:

– Cái Hạnh chuyển trường xuống ở cùng với bà nội rồi. À,… nó có gửi thư cho cháu đây. – Vừa nói, mẹ Hạnh vừa đưa cho tôi bức thư.

Tôi cầm thư của nó chạy về nhà. Bức thư khá dài, đọc xong, tôi bồi hồi, nghĩ: “Thế là Hạnh đã tha lỗi cho tôi. Nó không giận mình. Thế mà mình đã nghĩ xấu về Hạnh. Nhưng, trong thư, Hạnh có nói sẽ về thăm mình và nhất định nó sẽ về”.

Trong chậu, cây cúc mới trồng đang lặng lẽ nhú mầm.

(KD – Tuyên Quang)

* Câu chuyện vê tình mẹ con: Con xin lỗi mẹ!

Mùa hè đã đến! Vài chú ve sầu kêu ra rả, những nụ hoa phượng chớm nở, khoe sắc đỏ dưới bầu trời xanh thẳm. Cái nắng bắt đầu bừng lên dữ dội. Cái nắng chói chang ấy bắt tôi ngồi chết dí ở nhà, thỉnh thoảng đôi chân bồn chồn như muốn chạy ngay đi. Có phải lời dặn dò của mẹ đã giữ chân tôi lại?

Bỗng lúc đó có tiếng gọi:

– Tí ơi!

Tiếng của thằng Tuấn làm tôi giật mình. Tiếp đó là bước chăn nó chạy thình thịch lên cầu thang. Chưa vào đến nhà, nó đã láu táu không ra lời:

– Đi tắm, đi tắm đi.

– Tắm à? – Tôi thốt lên sung sướng.

– Mau lên, bọn thằng Tân đi hết rồi.

Nhưng tôi chợt nhớ ra, nói:

– Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.

– Ôi, sao cậu nhát thế. Mẹ cậu có cho cậu “ăn lươn” đâu mà lo.

Tuấn nói có vẻ khinh thường tôi lắm. Nhìn vẻ mặt nó, tôi ức quá, đáp lại:

– Ừ, mấy khi đã ốm được nhỉ?

Tuấn gật đẩu, rồi hai đứa chạy ù ra sông, nhập vào bọn thằng Tân, vui quá. Sau trận tắm đã đời, tôi sướng lắm và không hề nghĩ tới tai hoạ sắp ập đến. Tuấn về rồi, còn lại một mình, tôi bỗng thấy chóng mặt, người nóng ran. Tôi cố lê bước về đến nhà và nằm vội lên giường, ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy ai đã đắp chăn cho mình. Chắc thấy thế này, mẹ giận và buồn lắm. Tôi cố ngồi dậy, thấy trên bàn kề bên giường nằm một bát cháo còn nóng. Một mảnh giấy nhỏ ghi vài chữ: “Tí con, khi tỉnh dậy, con nhớ ăn cháo và đừng ra nắng nữa nhé. Con còn sốt cao lắm”.

“Ôi, mẹ tốt quá, mẹ không giận mình.” – Tôi thốt lên và nước mắt trào ra. Mẹ tôi phải đến nhà máy cho kịp giờ làm việc. Nếu mẹ có ở đây, chắc tôi đã gục đầu vào lòng mẹ, nức nở: “Mẹ ơi, con sẽ không bao giờ đi nghịch nắng nữa. Con xin lỗi mẹ!”

(Lê Thanh Sơn – Thanh Hoá)

Xem thêm Đề 35 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Theo Dethihay.com

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em Bài làm Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *