Home / Bài văn hay / Soạn bài ngắm trăng

Soạn bài ngắm trăng

Bài tập làm văn soạn bài ngắm trăng ngữ văn 8 ngắn gọn trong tuyển tập Nhật kí trong tù được sưu tầm và chọn lọc để giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài ngắm trăng

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

– Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

– Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Xem thêm:  Soạn bài Đi đường

Câu 3:

Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.

Xem thêm:  Soạn bài văn Hai Cây Phong lớp 8, Tóm tắt văn bản 2 cây phong

Bài ‘Trung thu’:

Gương trăng vành vạnh giữa trời thu,

Sáng khắp nhân gian bạc một màu,

Sum họp nhà ai ăn Tết đó

Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.

***

Trung thu ta cũng Tết trong tù,

Trăn gió đêm thu gợi vẻ sầu

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt.

Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.

(được viết khi Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch)

Bài ‘Cảnh khuya’:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(1947)

Bài ‘Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu)

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(1948)

Bài “Đối trăng” (Đối nguyệt):

Ngoài song, trăng rọi cây sân,

Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.

Việc quân, việc nước bàn xong

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.

(được viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp)

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài ngắm trăng, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *