Đề bài: Thuyết minh về “Văn Miếu Quốc Tử Giám”
Bài làm
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên của nước ta, nằm ở thủ đô Hà Nội nơi có nền văn hiến lâu đời.
Văn Miếu thường thu hút rất nhiều lượt khách tham quan mỗi năm. Nó trở thành nơi thiêng liêng đối với người dân nước ta. Hàng năm cứ tới dịp Tết đến, xuân về người dân Hà Nội lại ra đây để xin chữ thể hiện sự thành kính của mình với một nơi vốn là truyền thống tri thức của đất nước.
Văn Miếu được xây dựng năm 1070 do nhà vua Lý Thánh Tông xây dựng nhằm ghi danh những nho sĩ yêu nước, có tài học rộng hiểu nhiều. Văn Miếu có hình chữ nhật bề ngang của Văn Miếu rộng 75m.
Trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng Văn Miếu vẫn luôn giữ được giá trị nhân văn, truyền thống cao đẹp của riêng mình. Đó chính là tinh thần học đạo.
Nơi đây đã đào tạo ra rất nhiều nho sĩ có kiến thức uyên thâm, giúp ích cho dân cho nước trong lịch sử phát triển của dân tộc ta.
Trong Văn Miếu có hai phần di tích là phần đền thờ Khổng Tử, các nhà hiền triết và người thầy đầu tiên Chu Văn An, dù trải qua rất nhiều thời gian, biến cố của lịch sử nhưng Văn Miếu vẫn giữ được giá trị của mình
Lúc đầu, khi xây dựng Văn Miếu nhà vua Lý Thánh Tông chỉ làm nơi học tập cho các hoàng tử, con cái các vị quan lớn trong triều đình. Nhưng sau này thì có mở rộng thêm cho tất cả những người hiện tại trong cả nước theo học. Văn Miếu rộng gần 55.000m2 xung quanh được bao bọc bởi tường gạch với lối kiến trúc cổ xưa.
Khi tới Văn Miếu ta sẽ đi từ cổng chính và bước vào Văn Miếu Môn. Khu thứ hai của Văn Miếu chính là Khuê Văn Các có 8 nhà mái và xây dựng hai tầng khá rộng rãi, thoáng mát. Xưa kia nơi đây thường là nơi để các nho sĩ bình các bài thơ hay, đàm đạo chuyện học tập. Khu thứ ba chính là Đại Thành Môn có một chiếc hồ vung tên là Thiên Quang Tĩnh ở giữa hai bên có những chiếc bia đề tên các tiến sĩ, quê quán, chức danh của họ. Trong những bia tiến sĩ này có tên của những vị nổi tiếng trong lịch sử như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm…
Văn Miếu được xây dựng chủ yếu bằng loại gạch nung, ngói mũi, và gỗ lim thể hiện cho sự uy quyền, thanh cao của những nhà nho học đồng thời cũng thể hiện phong cách nghệ thuật kiến trúc của thời Lê và Nguyễn. Những nét hoa văn chạm trổ trong thiết kế của Văn Miếu thể hiện sự tinh hoa kỳ công trong thiết của của ngôi trường này.
Cho đến hôm nay, thì Văn Miếu vẫn là khu di tích lịch sử điểm du lịch khá nổi tiếng thu hút nhiều người từ khắp nơi tới xin chữ, tham quan…thể hiện sự thành kính của mình với sự nghiệp học vấn cao cả.