Thuyết minh về cây vải quê hương em
Bài làm
Thức quả phổ biến được ăn trong ngày hè này là vải – một loại quả gần gũi, vị ngọt lịm, và có giá trị kinh tế cao.
Cây vải có nguồn gốc từ rất lâu bởi theo những ghi chép trong “Nam Phương Thảo Mộc Trạng”, năm 111 trước công nguyên, hơn 100 cây vải từ Giao Chỉ đã được vận chuyển về để trồng theo lệnh của Hán Vũ Đế, song còn tương truyền Dương Quý Phi – một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc thích ăn vải đến nỗi ưu ái đặt tên cho vải là “phi tử tiếu”, tức là “nụ cười Dương Phi”. Vua Đường Huyền Tông muốn chiều lòng ái phi, nên thường xuyên bắt cống nạp vải, bắt người vận chuyển phải hoả tốc vận chuyển vải về kinh. Quả vải được ướp mật hoặc muối để tươi ngon suốt chặng đường dài. Đến thế kỷ thứ 8 – đời vua Mai Hắc Đế, cây vải được chuyển ra trồng ở vùng Hồng Châu (Hải Dương). Vùng Thanh Hà với thổ nhưỡng được bồi đắp bởi dòng sông Hồng và sông Thái Bình, hay lụt lội nhưng phù sa giàu có, trồng vải cho quả ngọt và năng suất cao. Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn cũng ca ngợi quả vải “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh” và “nước Nam sản xuất trái lệ chi nhiều nhất, lệ chi ở xã An Nhơn (Yên Nhân) huyện Đường Hào ngon, ngọt, thơm không thể nào tả được”.
Năm 1442, quả vải được cho rằng được xuất thân từ một truyền thuyết đó là Vụ án Lệ Chi Viên. Vụ án Lệ Chi Viên (vụ án vườn vải) là vụ án dẫn đến việc đại công thần Nguyễn Trãi bị vu oan và tru di tam tộc. Đến năm 1464 – triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi mới được minh oan. Đến thế kỷ 20, thời Tự Đức (1847 – 1883), ngoài giống bản địa, vải thiều được du nhập vào nước ta. Cụ Hoàng Văn Cơm, người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà mang hạt về ươm từ năm 1870. Cụ ươm lên 3 cây, nhưng chỉ một cây sống sót và ra quả, nhân giống thành những vườn vải thiều rộng khắp vùng Hải Dương. Đến nay, cây vải tổ trên 150 tuổi này vẫn còn tươi tốt.
Vải là loại cây thân gỗ thường xanh kích thước trung bình, có thể cao tới 15–20 m,lá của chúng có hình dáng đặc biệt, có các lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15–25 cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5–10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước lớn nhất có thể. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm. Quả là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3–4 cm và đường kính 3 cm. Lớp vỏ ngoài màu đỏ, sần sùi nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C. Vải có hạt màu nâu, tương tự như hạt của quả dẻ ngựa, các bà, các mẹ hay rất cẩn thận không để trẻ nhỏ nuốt hạt bởi có độc tính nhẹ và không nên ăn. Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 (các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (các vùng xa xích đạo), vào khoảng 100 ngày sau khi ra hoa.
Cây vả là loại quả ngọt, mát lạnh dùng để giải nhiệt trong mùa hè nóng bức, ăn tốt cho cơ thể, nhưng ăn nhiều nóng. Giờ đây, vải còn đa dạng nhiều công dụng, không chỉ ăn trực tiếp mà còn dùng vải để chế thành kem, món ăn, kẹo hay các loại thực phẩm khác, hơn nữa còn có thể sấy khô, ướp gia vị, chất lượng đều tuyệt, gây hứng thú vị giác.