Soạn bài Tự do và công lí
Hướng dẫn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Những bức ảnh dưới đây muốn nói điều gì? (SGK/92).
Gợi ý:
Những bức ảnh muốn nói rằng trên thế giới có nhiều dân tộc khác nhau, màu da và phong tục khác nhau nhưng tất cả trẻ em đều đáng quý, đáng yêu. Mọi người cần đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
3.Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
Gợi ý:
a) – 1); b) – 4); c) – 2; d) – 5); e) – 3).
5.Tìm câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
1)Ở Nam Phi, dưới chế độ a-pác-thai, người da trắng chiếm bao nhiêu phân dân số.
2)Người da trắng đã chiếm giữ những quyền lợi gì ở đất nước này? Vì sao nói sự chiếm giữ đó là phi lí?
Gợi ý:
1) Ở Nam Phi, dưới chế độ a-pác-thai, người da trắng chiếm 1/5 dân số.
2) Người da trắng đã chiếm giữ 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng. Sự chiếm giữ đó là phi lí vì số người ít mà có nhiều, trong khi số người nhiều thì lại có ít.
6.Những dòng nào dưới đây nói về việc người da đen bị đối xử bất công dưới chế độ a-pác-thai?
a)Không có đất trồng trọt.
b)Phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu.
c)Con em họ không được đến trường học.
d)Lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng.
e)Phải sông, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng.
g)Không được nhận làm việc ở xí nghiệp hay ngân hàng.
h)Không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
Gợi ý:
b, d, e, h.
7.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Bài văn cho em biết những gì về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới?
Gợi ý:
Nen-xơn Man-đê-la là vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới. Ông là một luật sư da đen, từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2.a) Ghi vào vở những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây:
Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui
Lưa thưa mưa hiển ấm chân trời
Chiếc tàu chở cá về bến cảng
Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
(Huy Cận)
b) Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng có ưa và ươ.
Gợi ý:
a) – ưa: lưa thưa, mưa, giữa.
– ươ: tưởng, nước, tươi, ngược
b) – ưa: không có âm cuối, ghi dấu thanh ở chữ cái đầu của âm chính.
– ươ: có âm cuối, ghi dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính.
3.Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây (SGK/96).
Gợi ý:
a) Cầu được ước thấy
d) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b) Năm nắng, mười mưa
e) Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
c) Nước chảy đá mòn
g) Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
4.Thi xếp các thẻ từ vào nhóm thích hợp trong bảng.
-Xếp những từ có tiếng hữu ở các thẻ từ vào bảng phân loại.
-Viết vào vở kết quả phân loại đúng.
hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng
Hữu có nghĩa là bạn bè |
Hữu có nghĩa là có |
M: hữu nghị |
M: hữu ích |
Gợi ý:
• Hữu có nghĩa là bạn bè: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
• Hữu có nghĩa là có: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
5.Đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau.
Gợi ý:
Quê hương em phong cảnh thật hữu tình.
Tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng bền chặt.
6.Làm bài tập trong phiếu học tập (SGK/98).
1)Nối các từ có tiếng hợp với nhóm A hoặc B:
2)Đặt một câu với một từ chứa tiếng hợp:…
Gợi ý:
2) Các lớp trong khôi Năm cùng hợp tác làm báo tường.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hỏi người thân để biết mỗi thành ngữ dưới đây muôn nói điều gì:
a)Bốn biển một nhà.
b)Kề vai sát cánh.
c)Chung lưng đấu sức.
Gợi ý:
a) Bốn biển một nhà: những người ở khắp mọi nơi đoàn kết, thông nhất như người trong một gia đình.
b)Kề vai sát cánh: cùng đồng lòng, hợp sức chia sẻ gian nan, gánh vác một công việc trọng đại.
c)Chung lưng đấu sức: đoàn kết, cùng hợp sức giải quyết khó khăn, vượt qua gian nan.