Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Soạn bài: Sông núi nước Nam – Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Sông núi nước Nam – Ngữ văn 7 Tập 1

Soạn bài: Sông núi nước Nam – Ngữ văn 7 Tập 1

Hướng dẫn

Xin chào các em! Trong chuyên mục soạn văn ngày hôm nay, Soạn Văn.Me sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Sông núi nước Nam. Đây là một tác phẩm rất nổi tiếng và cũng có thể các em đã được nghe qua. Hi vọng rằng, với bài soạn này, các em có thể tham khảo và chuẩn bị văn bản thật tốt giúp cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp hiệu quả hơn nhé!

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một danh tướng nổi tiếng đời nhà Lý có công lớn trong việc đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 – 1077. Ông được cho là người đã viết ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc (Nam quốc sơn hà).

Ông cũng là vị tướng nổi tiếng nằm trong số 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Sông núi nước Nam là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Bài thơ được cho là thơ thần, do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống vào năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống vào năm 1077.

* Thể thơ: Văn bản Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong hai thể thơ rất phổ biến ở đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1,2,4 (cũng có khi là 2,4).

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích, bài thơ Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật (có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2.4).

Câu 2:

* Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập chính là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.

* Nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam là:

  • Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu)
  • Kẻ thù không được phép xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3:

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến), nội dung đó được thể hiện theo bố cục:

  • Hai câu đầu: khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” nên không có bất kỳ thế lực nào được phép xâm phạm.
  • Hai câu sau: Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nếu có ai xâm phạm, chắc chắn kẻ đó sẽ bị bại vong.
Xem thêm:  Soạn bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bố cục và cách biểu ý đó rất rõ và chặt chẽ, lời nói chắc nịch dứt khoát theo mạch ý, khiến cho những luận cứ đưa ra đều hết sức thuyết phục.

Câu 4:

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam vì là một bài thơ nên vẫn có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc). Tuy nhiên, tác giả lại không bộc lộ rõ cảm xúc một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong. Chính vì thế, người đọc cần phải nghiền ngẫm mới thấy được tình cảm yêu nước mãnh liệt của tác giả được thể hiện trong bài thơ. Hay nói cách khác, nếu không có tình cảm thì tác giả sẽ không thể viết ra được những dòng thơ đầy chí khí như vậy.

Câu 5:

Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời”, “hành khan thủ bại hư” (Chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta thấy giọng điệu của bài thơ là giọng điệu đanh thép, hào hùng.

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *