Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hướng dẫn
Câu hỏi 1: Qua tiêu đề bài thơ, có thế thây sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
Gợi ý:
Đọc văn bản, điều đầu tiên mà người đọc rất ấn tượng đó là nhan đề bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Nếu như bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là nỗi nhớ về quê cũ của người xa xứ thì bài thơ trên lại viêt về quê hương ngay cả khi tác giả đã trở về sau một thời gian khá dài xa quê. Nay trở về nỗi buồi đau dâng lên khi bản thân bị xem là “khách”. Khi đó, cảm xúc đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên (vì làm thơ lúc này là không có chủ định) nhưng vì một điều bức xúc trong tình cảm mà trào dâng ra thành thơ, điều này lí giải vì sao tiêu đề là “Ngầu nhiên viết”. Như vậy ta có thể khẳng định, bên cạnh cái ngẫu nhiên thì cảm xúc của tác giả đả bị dồn nén, chứa chất ở trong lòng và cuối cùng nhà thơ đã sáng tác ra một bài thơ sâu sắc và ấn tượng đến như vậy.
Câu hỏi 2: Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đôi, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
Gợi ý:
Hai câu đầu tác giả đã dùng phép đối rất chỉnh về mặt nghĩa:
-Ớ câu thứ nhất: Thiếu tiếu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi)
-Câu thứ hai: Hương âm vô cải >< mấn mao tồi (hương âm >< mấn mao, vô cải >< tồi).
Phép đối ở câu thứ nhất tác giả đã khái quát một cách ngắn gọn cả một quãng thời gian dài rời xa quê hương của bản thân, ơ câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Cách diễn đạt đó vừa chân thực vừa làm nổi bật tình quê hương sâu sắc bền vững trong tâm hồn của nhà thơ.
Câu hỏi 3: Câu thơ 1 và 2 sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
Gợi ý:
Hai câu thơ đầu tiên với phương thức biếu đạt chính là biểu cảm nhưng được tác giả biếu cảm một cách trực tiếp:
-Câu 1 là câu kể, nên phương thức biếu đạt là tự sự, tuy vậy ở đây vẫn có yếu tố biếu cảm. Vì vậy phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm qua tự sự.
-Câu 2 là câu tả, nên phương thức biểu đạt là miêu tả. Bên cạnh đó vẫn có yếu tố biếu cảm. Vì vậy, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm qua miêu tả.
Câu hỏi 4: Sự biểu hiện tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
Gợi ý:
Cả bài thơ là sự nhất quán về biểu hiện của tình quê hương thắm thiết. Tuy vậy, giọng điệu ở hai câu đầu và hai câu thơ cuối có sự khác nhau:
Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.
Hai câu sau là giọng điệu bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Chủ nhân mới của làng quê là những đứa trẻ với tiếng cười hồn nhiên và câu hỏi ngây thơ: “Hỏi răng: Khách ở nơi nào đến chơi?” Những chi tiết đó đã tạo cho hai câu cuối một giọng điệu đặc biệt khác với hai câu thơ đầu.
LUYỆN TẬP
Bài tập. Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những điều cảm nhận được qua học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.
Gợi ỷ:
Về cơ bản, cả hai bản dịch đều toát lên nội dung chính của bài thơ. Tuy vậy bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ bám sát nguyên tác hơn, từng câu thơ tương đối rõ ý. Trong khi đó bản dịch của Trần Trọng San có những điếm dịch chưa chuẩn, chưa toát lên được ý.