Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Phan Bội Châu (1867 – 1940) hiệu là Sào Nam quê ở Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
– Là nhà yêu nước, nhà Cách mạng và đồng thời là một nhà thơ, nhà văn lớn
– Các tác phẩm: Việt Nam vong quốc sử, Ngục trung thư…
2. Tác phẩm:
– Lưu biệt khi xuất dương được viết vào năm 1905 khi ông lên đường sang Nhật Bản.
– Bài thơ viết để giã từ bạn bè, đồng chí.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Bối cảnh lịch sử của đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài:
– Bối cảnh lịch sử đất nước:
+ Cuối thế kỉ XIX tình hình chính trị – xã hội hết sức đen tối
+ Chủ quyền đất nước bị mất.
+ Phong trào Cần Vương thất bại.
+ Chế độ phong kiến suy sụp.
– Tác động từ nước ngoài:
+ Tư tưởng dân chủ tư sản tràn xâm nhập vào nước ta.
+ Từ Trung Hoa, Nhật Bản và các nước phương Tây khác.
=> Phan Bội Châu quyết tìm con đường cứu nước mới theo lối dân chủ tư sản, hướng đến Nhật Bản.
Câu 2: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước:
– Quan niệm về chí làm trai, về tư thế và tầm vóc của con người trong vũ trụ.
– Ý thức, trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc, là công dân có trách nhiệm với cuộc đời nhất là khi đất nước gặp cảnh lầm than.
– Thái độ quyết liệt trước tình cảnh khó khăn của đất nước và những tín điều xưa cũ.
– Thể hiện khát vọng hành động, khát vọng lên đường, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.
Câu 3: Nhận xét hai câu 6, 8 của bản dịch thơ với nguyên tác:
– Ở câu 6:
+ Nguyên tác “Nguyện trực trường phong Đông hải khứ” nghĩa là mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông.
+ Bản dịch chỉ chú ý đến “vượt bể Đông” mà không chú trọng đến sự gian khó mà người ra đi muốn, khao khát vợt qua.
– Câu thơ 8:
+ Nguyên tác có nghĩa là ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên
+ Dịch “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” đã làm mất đi sự kì vĩ, hào hùng và đầy lãng mạn của hình ảnh thơ.
Câu 4: Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ cho bài thơ:
– Hình tượng thơ kì vĩ, hào sảng
– Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
– Khát vọng sống, khát vọng cống kiến sực sôi.
– Lý tưởng táo bạo, tiên phong.
– Lòng yêu nước và ý thức sâu sắc về lẽ vinh nhục.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” đã khắc họa vẻ đẹp hào hùng của nhà chí sĩ Cách mạng trong những năm đầu thế kỉ XX.
– Người ra đi mang theo lý tưởng cứu nước với nhiệt huyết sôi sục, cháy bỏng.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ khoáng đạt, gợi hình
– Lựa chọn hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ.
– Giọng thơ mang theo nhiệt huyết lúc sôi sục hào hùng, khi thì sâu lắng.
– Sử dụng các động từ mạnh thể hiện cảm xúc mãnh liệt.