Soạn bài Lời tâm tình của người chiến sĩ
Hướng dẫn
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Quan sát các bức tranh và đọc lời gợi ý dưới tranh, cùng đoán xem đó là bài thơ hoặc câu chuyện nào em đã học (SGK/38)
Gợi ý:
Thứ tự từ trái sang phải
-Tranh 1: Câu chuyện “Người mẹ”: Câu chuyện cảm động của nhà văn An-đéc-xen viết về người mẹ rất dũng cảm, rất yêu con.
– Tranh 2: Bài thơ “Mẹ ốm”: Bài thơ viết về tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo và lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
2.Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ “Bầm ơi (Trích)” (SGK/39)
5.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1)Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
2)Những hình ảnh so sánh nào cho thấy tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?
3)Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
Gợi ý:
1) Cảnh chiều rét, gió núi, mưa phùn lâm thâm khiến anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non mà run vì trời rét.
2)Những hình ảnh so sánh cho thấy tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng:
Mạ non bầm cây mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
(mẹ thương con)
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
(con thương mẹ)
3)Để làm yên lòng mẹ, anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Anh so sánh những việc anh đang làm không bằng những khó nhọc, vất vả của mẹ nơi quê nhà.
6.Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh? Viết tiếp vào chỗ trống dưới đây để trả lời (SGK/40)
Gợi ý:
Lời tâm tình của anh chiến sĩ cho thấy người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam điển hình: hiền hậu, chịu thương chịu khó, yếu thương con hết mực.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Liệt kê nhừng bài văn tả cảnh đã học trong học kì I vào bảng (SGK/41)
Gợi ý:
Tuần |
Các bài văn tả cảnh |
1 |
– Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Hoàng hôn trên sông Hương – Nắng trưa – Buổi sớm trên cánh đồng |
2 |
– Rừng trưa – Chiều tối |
3 |
– Mưa rào |
6 |
– Đoạn văn tả biển (Vũ Tú Nam) – Đoạn văn tả con kênh (Đoàn Giỏi) |
7 |
– Vịnh Hạ Long |
8 |
– Kì diệu rừng xanh |
9 |
– Bầu trời mùa thu – Đất Cà Mau |
2.Viết vào vở dàn ý của một trong các bài văn trên.
Dàn ý gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Xác định nội dung chính của mỗi đoạn văn trong từng phần.
Gợi ý:
Dàn ý bài “Mưa rào”
A.Mở bài: Những dâu hiệu báo cơn mưa sắp đến.
B.Thân bài: Miêu tả cơn mưa từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
C. Kết bài: Miêu tả cảnh, vật sau cơn mưa.
3.Đọc thầm bài văn “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh” (SGK/41, 42)
4.Thảo luận, trả lời câu hỏi:
-Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phô Hồ Chí Minh theo trình tự nào (trình tự thời gian hay không gian)?
-Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?
-Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi! Thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
Gợi ý:
– Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian.
-Tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế qua các chi tiết: tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng…
-… nguy nga, đậm nét; màn đêm mờ ảo… chìm vào đất; thành phố… biển hơi sương; những vùng cây xanh… nắng sớm; ánh đèn… thưa thớt tắt; ba ngọn đèn đỏ… kéo gần lại; Mặt trời… mềm mại.
–Hai câu cuối bài thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ và yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tìm hiếu, quan sát cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em (hoặc cảnh một đêm trăng đẹp; cảnh trường em trước buổi học; cảnh một khu vui chơi, giải trí) và viết lại kết quả quan sát.
Gợi ý:
– Cảnh trường em trước buổi học
-Cổng trường tập trung đông đúc phụ huynh đưa con em đến trường.
-Sân trường rộng rãi, khoáng đãng.
-Một số bạn học sinh ngồi trên ghế đá ăn sáng.
-Đa số học sinh ngồi vào hàng để truy bài.
-Nhiều thầy, cô tập trung tại phòng giáo viên: người đọc báo, người xem bài dạy hôm nay, một số thầy cô trò chuyện cùng nhau.
-Chim chóc, ong bướm quây quần trong tán cây, quanh những khóm hoa rực rỡ dưới ánh nắng mai.