Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tự là Mạch Trạch, hiệu là Hối Trai
– Sinh tại thành Gia Định (Nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
– Ông là một trong những nhà thơ lớn của miền Nam cuối thế kỉ XIX.
– Là một người đa tài, từng dạy học, làm thuốc và sáng tác thơ văn về chủ đề yêu nước.
– Các tác phẩm: Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
2. Tác phẩm:
– Viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháo đánh chiếm Gia Định.
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú
– Bố cục: 4 phần
+ Hai câu đề: Giới thiệu hoàn cảnh khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, tình cảnh nhân dân chạy giặc.
+ Hai câu thực: Cảnh tượng tan hoang, nỗi khổ của người dân.
+ Hai câu luận: Tội ác của giặc xâm lược.
+ Hai câu kết: Thái độ, tâm trạng của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Tình cảnh nhân dân chạy giặc:
– Được miêu tả qua 6 câu thơ đầu
– Thời điểm: Lúc tan chợ với tiếng súng Tây tạo nên sự hoảng loạn, kinh hoàng của người dân có mặt tại đó.
– Đất nước: Mất thế chủ động, rơi vào thế nguy cấp, cuộc sống bình yên của nhân dân bị giặc đến phá tan.
– Các từ: bỏ nhỏ, lơ xơ chạy, mất ổ, dáo dác bay… thể hiện sự toán loạn, hãi hùng của nhân dân
– Hình ảnh: lũ trẻ, đàn chim biểu trưng cho nhân dân, điển hình cho nỗi đau thương mà nhân dân đang phải chịu đựng.
– Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, tọa sự ám ảnh về cảnh chạy giặc.
– Các địa danh nổi tiếng, cảnh đất nước có sự đối lập trước và sau chạy giặc.
Câu 2: Tâm trạng và tình cảm của tác giả trước tình cảnh của đất nước:
– Sự đau xót trước “lũ trẻ lơ xơ chạy”, “bầy chim dáo dác bay”.
– Đau xót trước cảnh nhà cửa bị cháy lụi, tiền của tan thành bọt nước.
– Căm thù giặc xâm lược sâu sắc.
Câu 3: Thái độ của nhà thơ trong hai câu kết:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
– Tái hiện hiện thực của đất nước bấy giờ đó là quê hương đầy bóng quân thù nhưng triều đình lại buông xuôi, không đả động.
– Tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời tố cáo sự thờ ơ, vô trách nhiệm của vua quan.
– Sự xót xa trước tình cảnh của nhân dân.
– Khơi gợi lòng yêu nước, căm thù giặc của mọi người.
– Tác phẩm mang giá trị hiện thực sâu sắc.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Bài thơ “Chạy giặc”phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ khi thực dân Pháp xâm lược.
– Nói lên nỗi đau thương, mất mát và sự căm hận của tác giả trước tội ác của giặc.
– Đồng thời thể hiện niềm mong ước có một anh hùng giúp dân dẹp loạn.
2. Nghệ thuật:
– Sử dụng từ láy gợi tả, gợi cảm.
– Phép đối.
– Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.
– Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc.