Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
Bài làm
Nhà văn Nam Cao là một nhà văn hiện thực nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm vô cùng nổi tiếng gây được tiếng vang, có sức lay động lớn tới nền văn học nước nhà. Trong đó truyện ngắn “Lão Hạc” thể hiện nỗi thống khổ của người nông dân trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bị chà đạp bức bách tới đường cùng, không có lối thoát.
Thông qua tác phẩm “Lão Hạc” nhà văn Nam Cao muốn tố cáo tội ác của chế độ cũ. Một xã hội đã xô đẩy con người tới đường cùng.
Nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ suốt đời sống trong cảnh nghèo đói. Lão Hạc góa vợ từ sớm, chỉ có một người con trai duy nhất làm nguồn vui, niềm an ủi của đời mình. Lão thương con vô bờ bến, nhưng hoàn cảnh nghèo quá khiến con lão phải bỏ làng đi vào đồn điền cao su lập nghiệp.
Con trai lão bỏ xứ ra đi ôm giấc mộng làm giàu giữa một vùng đất nổi tiếng là khắc nghiệt, bóc lột sức người tới tận xương tủy. Trước khi đi con trai lão có mua về một con chó. Nó chính là người bạn thân thiết duy nhất của lão Hạc trong cuộc sống cô đơn buồn tủi của mình.
Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão ăn gì con chó ăn đó. Lão sắp sửa không nuôi nổi nó nữa rồi. Lão thì có thể ăn củ khoai, của chuối, sung luộc. Nhưng, chú chó thì không thể, nó không thể sống lay lắt, qua ngày như ông lão được.
Lão Hạc thương con chó như chính con trai của mình, mọi tâm tư tình cảm của mình lão đều tâm sự với nó. Nên khi lão quyết định bán con chó đi lòng lão đau như có ai cắt thịt mình vậy.
Chính vì vậy lão nghĩ tốt nhất lão không nên sống nữa, nên để lại số tiền mà lão dành dụm được cho đứa con trai duy nhất của mình.Một lý do nữa khiến lão phải tự tử đó chính là vì lão muốn giữ lại mảnh vườn của mình cho con trai lão. Mảnh vườn này chính là tài sản duy nhất của lão có thể cho con trai của mình, chờ khi nó lấy vợ thì còn có chỗ mà ở.
Còn có mảnh đất cắm rùi nhưng, mảnh đất ấy cũng đang có nguy cơ bị chiếm mất khi mà gia đình lão Bá Kiến đang nhăm nhe chiếm mảnh vườn của lão. Nhiều lần lão Bá Kiến cho người làm sang muốn mua lại mảnh vườn. Nhưng lão Hạc không bá, nên lão Bá Kiến đang âm mưu cướp không mảnh vườn của lão Hạc.
Nghĩ vậy, nên lão Hạc đã tự sắp xếp cho mình một cái chết, một cuộc ra đi gặp ông bà tổ tiên, tự giải thoát cho cuộc đời mình. Cuộc sống của những người nông dân nước ta trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám thật là đau xót biết bao, người nông dân phải chịu một cổ hai ba tầng lớp bóc lột.
Lão Hạc chính là hình ảnh đại diện cho người nông dân ấy, lão bị bóc lột bì chà đạp tới mức cùng quẫn. Nhưng dù thế nào lão vẫn giữ được nhân phẩm, đạo đức của mình, không để cho than danh một đời của lão bị cái nghèo đói làm vẩn đục.
Lão Hạc chết. Nhưng cái chết của lão lại làm cho tác phẩm của Nam Cao trở nên bừng sáng, bởi tinh thần nhân văn cao cả của con người. Nó khiến cho người ta vừa cảm thương vừa nể phục lòng tự trọng của một ông lão nông dân nghèo khổ.
Lão chết nhưng vẫn quyết giữ được mảnh vườn cho con trai mình, bởi tình thương con vô bờ bến. Lão chất nhưng không muốn làm phiền lụy tới mọi người, tới bà con làng xóm. Một người đàn ông có lòng tự trọng, tự tôn. Cái chết của lão Hạc muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến thực dân.
Đọc tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao khiến người đọc vô cùng nghẹn ngào xúc động, người ta không chỉ cảm nhận được sự đau khổ của một mình lão Hạc, mà còn cảm nhận được cả sự bần cùng của cả một xã hội, những con người như Binh Tư vì nghèo khó quá mà trở nên hèn người, biến chất, chứ thực chất những người này đều đáng thương cả.
Đó là hình ảnh ông giáo có học thức, có đức độ hiểu biết nhưng lại loay hoay không tìm ra giải pháp cứu thoát cuộc đời mình khỏi áp bức bóc lột, khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền, tất cả những nhân vật trong tác phẩm “Lão Hạc” đều vô cùng đáng thương. Tất cả những số phận, những kiếp người đều đang phải ngụp lặn trong bể khổ, chịu cảnh lầm than nô lệ, chịu cảnh áp bức bóc lột vô cùng tàn nhẫn.
Chính cái nghèo khiến cho ông giáo phải bán đi những quyển sách mà mình vô cùng yêu quý, trân trọng hơn cả mạng sống của mình để đổi lấy được bữa cơm no cho con cái. Tất cả đều xoay vần trong nỗi thống khổ của nhân loại, không tìm ra lối thoát của mình.
Thông qua sự tinh tế, lòng nhân văn sâu sắc của mình tác giả Nam Cao đã viết lên một câu chuyện vô cùng cảm động về số phận người nông dân nghèo khổ. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Nam Cao muốn nói lên cái nhìn nhân sinh quan vô sâu sắc của tác giả.
Thảo Nguyên