Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Bài viết văn của bạn Thu Minh đến từ Hải Dương gửi đến ban biên tập website.

Bài làm

Kim Lân là nhà văn có nhiều trang viết gắn liền với cuộc sống của người nông dân Bắc bộ Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này như: Làng, vợ nhặt, con chó xấu xí. Truyện ngắn “vợ nhặt” là tác phẩm suất sắc của Kim Lân,tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945, vừa là bài ca ca ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động nghèo. Nhân vật thị là một nhân vật điển hình trong số những nạn nhân của nạn đói đó.

Tác phẩm “vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng Tháng  tám nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo. Hòa bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ viết nên truyện ngắn “vợ nhặt” và in trong tập “con chó xấu xí”(1962). Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật người vợ nhặt mang lại nhiều thương cảm nhất cho người đọc, nhân vật này được xây dựng dựa trên sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong, giữa trước và sau khi về làm vợ Tràng.

phan tich nhan vat thi - Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Đi suốt chặng đường dài của tác phẩm, đúng là người vợ nhặt là “người phụ nữ nghèo, cùng đường và liều lĩnh”. Thị là một trong số vô vàn những nạn nhân của nạn đói năm 1945. Dưới ngòi bút của Kim Lân, thị không có cái tên để gọi, không có nguồn gốc sinh thành, không quê hương bản xứ, mọi thứ về thị chỉ là một con số không tròn trĩnh. Không phải là nhà văn không thể đặt tên cho thị, mà bởi vì thị là cánh bèo nổi trôi trong nạn đói, là người đàn bà vô danh. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “người vợ nhặt”, nhưng chính nhân vật này để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, đã làm nên tiếng vang cho truyện ngắn “vợ nhặt”.

Xem thêm:  Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Thị bị cơn bão nạn đói thổi cho phiêu dạt đến miền đất này, cuộc sống lẻ loi tháng ngày không biết đến ngày mai, nếu như không có cái lần anh cứ Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc ấy. Thị xuất hiện với ngoại hình không xinh đẹp, không hấp dẫn, chân dung của thị được gợi tả với những nét không dễ nhìn: “Quần áo tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ thấy có hai con mắt”. Phải chăng sức tàn phá của nạn đói đã khiến thị càng nhếch nhác, tội nghiệp hơn nữa, nó đã làm cho một người phụ nữ trở nên thê thảm hơn bao giờ hết. Cái đói không chỉ tàn phá dung nhan của thị, mà còn tàn hại cả tính cách, nhân phẩm. Vì đói mà thị trở nên “chao chát, chỏng lỏn, chua ngoa, đanh đá”. Thị “cong cớn, xưng xỉa” khi giao tiếp, khi nói chuyện. Cái đói xui khiến thị quên đi ý tứ, lòng tự trọng của người con gái, được cho ăn thị sẵn sàng xà xuống, “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền, chẳng truyện trò gì”. Với thị lúc đó, miếng ăn để duy trì cuộc sống còn cao hơn nhân cách.

Khi anh cu Tràng đùa: “này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, thị không trả lời mà lặng lẽ theo Tràng về. Hành động theo chàng của thị xuất phát từ lòng khao khát sự sống, khi đã cận kề cái chết đàn bà này không hề buông xuôi sự sống mà trái lại, thị vượt lên trên hoàn cảnh để xây dựng mái ấm gia đình.  Tinh thần lạc quan, yêu sự sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý, giống như nhà văn Kim Lân đã từng nói “khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết truyện ngắn với ý khác. Trong  hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ về cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng tin tưởng vào tương lai”.

Trên đường về nhà Tràng, trước cái nhìn săm soi, trước những lời bông đùa chòng ghẹo của người dân ngụ cư. Nếu như chàng sung sướng, tự mãn, cái mặt vênh lên tự đắc thì người đàn bà lại cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, lchân nọ díu vào chân kia, cái nón rách trên khuôn mặt”. Kim Lân rất tinh tế khi miêu tả nét tâm lý, tính cách này của thị. Ông như nhìn thấy cả nỗi tủi nhục của kiếp người, thấy cả trong bước chân liêu xiêu bước díu vào nhau kia là cả tủi hờn, xấu hổ.

Về đến nhà Tràng, nhìn thấy ngôi nhà “vắng teo, đứng dúm dó trên mảnh đất, mọc lổn nhổn những bụi cỏ dại”, thị nén một tiếng thở dài. Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận. Trong tiếng thở dài đó vừa có sự lo lắng cho tương lai, vừa có những lo toan và trách nhiệm của thị về gia đình của nhà chồng. Thị không tìm thấy ở Tràng một chút gì gọi là nương tựa về vật chất nhưng Tràng chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho thị vào lúc này. Đến lúc này người đọc chợt nhận ra bên trong cái vẻ “chao chát, chỏng lỏn” thị lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan và giao lòng tự trọng. Vào trong nhà thị e thẹn, dè dặt ngồi mớm vào mép giường, thị lễ phép chào hỏi bà cụ Tứ đến hai lần, thị thể hiện mình là một nàng dâu hiếu thảo, lễ phép với mẹ chồng.

Sáng hôm sau thị dậy rất sớm, cùng mẹ chồng dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa. Ngôi nhà của bà cụ Tứ giờ đây như được hồi sinh: Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà “hiền hậu, đúng mực”, không còn vẻ “chao chát, chỏng lỏn” như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh nữa. Lúc nay, Tràng cảm thấy vợ mình đã thật sự thay đổi. Chính sức mạnh của tình yêu đã cảm hoá và làm thay đổi con người của thị.

Xem thêm:  Đề bài vợ chồng a phủ theo cấu trúc mới

Trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới, dù bữa ăn chỉ có niêu cháo lõng bõng, mỗi người được hai lưng bát đã hết nhẵn, lại phải ăn cháo cám nhưng thị lại vui vẻ bằng lòng. Thị đã làm cho không khí gia đình ấm cúng, thân thương hơn bao giờ hết, thị chính là ngọn gió mát lành thổi vào cuộc sống của gia đình Tràng, thổi vào tâm hồn người đàn ông phu xe cục mịch, thổi vào khuôn mặt “bủng beo, u ám” của bà cụ Tứ để hôm nay trông bà rạng rỡ hẳn lên. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng “trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Sự hiểu biết của thị đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn.

Xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, dựng đối thoại sinh động , Kim Lân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật người vợ nhặt. Thông qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, con người dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn luôn hướng về phía trước và không bao giờ mất đi niềm tin vào sự sống. Thông qua nhân vật này, nhà văn còn gián tiếp tố cáo bộ mặt thối nát của bọn thực dân và phong kiến đã đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, hủy hoại tương lai của biết bao nhiêu con người.

Qua truyện ngắn, ta thấy được tình cảnh thê thảm của người dân nước ta trong nạn đói năm 1945, đồng thời ta còn thấy được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau

Check Also

thaohuyen4 4387256 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *