Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bài làm

Tác phẩm Chữ người tử tù nằm trong tập Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân, câu chuyện được xây dựng trên hình mẫu ông Cao Bá Quát. Chính vì vậy mà nhân vật Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm Chữ người tử tù vừa là người có tài, vừa là người có tâm lại vừa là người có khí phách.

Trước hết, Huấn Cao là một người có tài viết chữ nhanh và rất đẹp. Ngay ở đầu tác phẩm, qua câu hỏi của viên quản ngục, nhân vật Huấn Cao đã là người nổi tiếng: “Tôi nghe ngờ ngợ Huấn Cao? Hay là cái người mà tỉnh Sơn ta vẫn khen cải tài viết chữ rất nhanh và-rất đẹp đó không?”. Ông nổi tiếng đến mức cả một tỉnh rộng lớn đều biết về tài của ông. Ông được mọi người hết sức kính nể. Tại sao Huấn Cao lại được mọi người kính nế chỉ vì viết chữ nhanh và đẹp? Bởi vì viết chữ đẹp, thưởng thức chữ đẹp là một thú chơi thanh tao được mọi người yêu thích. Mà “chữ của ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”. Quả thực, Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật thư pháp. Huấn Cao được biêt đến còn bởi “ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”. Huấn Cao “văn võ đều có tài cả”.

Huấn Cao còn là người có cái tâm trong sáng. Ông là một nghệ sĩ chân chính, có nhân cách, biết tự trọng. Ông luôn đặt chữ tâm lên trên chữ tài, trên bạc vàng. Ông đã từng nói: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Ông chỉ cho chữ những người bạn tri kỉ, biết yêu cái đẹp và biết trân trọng cái đẹp. “Đời ta củng mới viết có hai bộ tứ hình và một bức trung đường cho ba người hạn thân của ta thôi”. Như vậy, viết chữ đẹp không chỉ thể hiện tài năng của Huấn Cao mà còn thế hiện một triết lí sống, một quan niệm sống cao đẹp của nhân vật này.

Xem thêm:  Cười té ghế với những stt tuyển gấu hài hước bá đạo nhất mọi thời đại

Ngoài ba người bạn thân thì người thứ tư được Huấn Cao cho chữ lại là viên quản ngục. Một thời gian sống trong nhà ngục, Huấn cao đã nhận thấy một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác. Ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, biết yêu và trân trọng cái đẹp. “Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiền hạ”. Cái tâm trong sáng của Huấn Cao còn thế hiện qua lời khuyên đối với viên quản ngục: “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của đời một con người”. “Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đèn chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiền lương cho lành vừng rồi cũng đến lem luốc cái đời lương thiện đi”. Như vậy, Huấn Cao là biểu tượng cho cái đẹp, cái tâm, cái đức, cho lối sống đẹp.

Huấn Cao là người anh hùng đầy khí phằch, hiên ngang trước uy quyền và bạo lực. Không chịu sống cảnh “cá chậu chim lồng”, “vào luồn ra cúi” nên ông đã tham gia khởi nghĩa cùng nông dân chống lại triều đình. Huấn Cao bị bắt và bị xử chém. Khí phách của ông trước hết thể hiện ở thái độ lạnh lùng và hành động cương quyết của ông khi vừa được đưa đến nhà ngục. Mặc cho những tên lính áp giải nói gì, “Huấn Cao lạnh lùng chúc mủi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Phải là người có bản lĩnh, quyết đoán, tự chủ trước cường quyền, Huấn Cao mới có được hành động như vậy.

Trong những ngày ở tù, ông luôn làm chủ bản thân, không luồn cúi. “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù”. “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm”. Thậm chí, ông còn có thái độ khinh bạc đối với viên quản ngục. Khi viên quản ngục hỏi ông xem ông có cần thêm gì thì cho viên quản ngục biết, ông đã thẳng thắn trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Quả thực, đó là một thái độ khinh bạc đến điều. “Ông Huấn đã đợi một trận lôi đình và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”. Huấn Cao rất cứng cỏi, không dễ dàng bị mua chuộc.

Xem thêm:  Chùm thơ tình lãng mạn chân thành làm rung động tâm hồn bạn đọc

Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao được bộc lộ một cách sáng chói, rực rỡ trong cái đêm ông cho chữ viên quản ngục. Cảm hứng mãnh liệt trước một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” đã khiến Nguyễn Tuân say sưa sáng tạo những ngôn từ vừa sắc sảo, góc cạnh, vừa trang trọng cổ kính, sống động như có hồn, có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm. Bút pháp dựng người, dựng cảnh của nhà văn đạt tới mức điêu luyện. Những nét vẽ của ông như khắc, như chạm, giàu giá trị tạo hình. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Cảnh cho chữ là “một cảnh xưa nay chưa từng có bởi vì: Việc cho chữ là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật.Việc này thường chỉ xảy ra khi người ta nhàn tản và địa điểm diễn ra việc cho chữ thường ở thư phòng. Vậy mà ông Huấn Cao lại cho chữ trong một căn buồng tối tăm chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, dơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và tội ác đang ngự trị. Cảnh cho chữ diễn ra trong một nghịch lí. Thứ nhất, người cho chữ là người không được tự do mà là một kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiểng” và chỉ sớm tinh mơ ngày mai bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Còn người xin chữ lại là người đại diện cho chế độ nhà tù của giai cấp thống trị. Thứ hai, người cho chữ thì đang viết như “rồng bay phượng múa” trên tấm lụa bạch, còn người xin chữ thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thứ ba, trật tự kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm lạy tù nhân.

Xem thêm:  Bình luận về đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám

Nguvễn Tuân đã xây dựng được tình huổng truyện độc đáo: cuộc gặp gõ’ giữa Huấn Cao với viên quản ngục và thơ lại. Cuộc gặp gỡ cua một người tử tù với nhừng kẻ có nhiệm vụ trông coi ngục tù. Nhưng đó cùng lại là cuộc gặp gỡ giữa những người biết yêu, biết trân trọng cái đẹp. Như vậy, giữa chốn ngục tù tàn bạo. nhân vật Huấn Cao hiện lên với tất cả vẻ đẹp về tâm hồn, tính cách. Ông là người có tài viết chữ đẹp, là người có cái tâm trong sáng và là người có khi phách hiên ngang. Nguyễn Tuân thật tài tình khi tạo dựng được tình huống truyện độc đáo và khắc hoạ rất thành công nhân vật Huân Cao. Nhân vật Huấn Cao đại diện cho cái đẹp, cái tốt, cái thiên lương. Hơn nữa ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Không sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp “vang bóng một thời” ở hình tượng Huấn Cao. Vì vậy, dẫu cho ông Huấn Cao phải từ giã cõi đời nhưng nhân cách của ông thì bất tử.

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 7 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *