Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải Văn 9

Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải Văn 9

Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Bài làm

“Mùa xuân nho nhỏ” chính là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải vào năm 1980. Với bài thơ này ông cũng đã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời mùa xuân, diễn tả được một cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Không dừng lại ở đó mà bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân ở chính trong cuộc sống cách mạng của đất nước.

Ngay từ phần mở đầu bài thơ, tác giả Thanh Hải cũng đã khéo vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật tươi mát đẹp đẽ để từ đó bộc lộ những cảm hứng say đắm. Đó là một sự đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tim biếc

Với hai câu thơ này người đọc có thể thấy được Thanh Hải chỉ bằng một vài nét phác hoạ đơn giản thế nhưng một bức tranh mùa xuân quê hương đã hiện lên với một khoảng không gian khoáng đãng. Bức tranh mùa xuân thật cao rộng, êm dịu và đầy chất thơ ý nhị biết bao nhiêu. Chính bức tranh ấy được mở ra bằng chiều dài của dòng sông, còn đối với chiều cao của bầu trời và chiều sâu của cảm xúc. Mùa xuân với màu sắc của hoa lục bình, tiếng chim hót. Một mùa xuân thật nho nhỏ.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Thanh Hải bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, nói mùa xuân tình cảm của tác giả được thể hiện thật mãnh liệt. Tác giả đã không ngại ngần gì mà không dang rộng vòng tay, mở rộng tấm lòng. Đồng thời ông cũng lại còn biết trân trọng nâng niu đón nhận mùa xuân với tiếng chim hót vui tươi.

Xem thêm:  Nguyên tiêu (Rằm tháng tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này.

Không dừng lại ở đó, phía sau những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, tiếp đến chính là cảm nhận thật hơn về sức xuân. Mùa xuân – những con người chiến đấu và lao động được coi là ai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước. Với bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ mùa xuân lúc này đây cũng đã lại xuất hiện đầu hai câu 1 – 3 đã gợi ra những hình ảnh về đoàn quân cầm súng và hình ảnh đoàn người ra đồng. Bên cạnh đó, tác giả Thanh Hải cũng đã dùng thêm từ lộc để nói tới sức xuân đangcăng tràn nhựa sống. Những hình ảnh của cành lá đang ngụy trang trên lưng người línnh đi bảo vệ tổ quốc và hình ảnh lộc trải dài lương mạ là những người lao động hay say.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đổng

Lộc trải dài nương mạ

Hình ảnh người lính, người lao đọng cũng đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, mang mùa xuân ra chiến trường và hơn thế nữa thì trong mỗi họ đang mang cả mùa xuân về cho đất nước ta.

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Khí thế của cả dân tộc đang hừng hực sức sống khi đứng trước sắc xuân nhiệm màu. Tất cả như cũng thật vội vã, như đang khẩn trương để cống hiến và xây dựng đất nước. Mọi vật như đang căng tràn sức sống.

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Khi mùa xuân của đất nước dường như lại được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử bốn nghìn năm với có biết bao nhiêu vất vả, biết bao nhiêu gian lao và đất nước được so sánh với vì sao. So sánh với vì sao thì giống như một nguồn sáng kì diệu của thiên hà và thông qua đây như nói đến một vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ vậy.

Người đọc đến với khổ thơ thứ tư, khổ thơ thứ năm là hai khổ thơ bộc lộ rõ nhất chủ đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Đó cũng chính là cái ước nguyện thiết tha muốn hoà đồng cùng mùa xuân đất nước, đồng thời cũng là ước nguyện dâng hiến tài sức cho đời.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Đối với khổ thơ này đã có sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp, người đọc dễ dàng có thể bắt gặp những hình ảnh bông hoa, con chim và đây cũng chính là những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất. Ta tự hỏi rằng tại sao trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim nhỏ ở trong muôn ngàn giọng hót để mong muốn gọi xuân về. Hay tác giả lại ao ước thành một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa mong muốn tô điểm sắc hương cho mùa xuân. Bởi vì ở khổ thơ thứ nhất bức tranh mùa xuân được tạo lên chính bằng một tiếng hót của chim chiền chiện và một bông hoa tím. Tác giả mong muốn trở thành một mùa xuân nho nhỏ để cống hiến cho mùa xuân chung của đất trời. Đó là một ước muốn nhỏ nhoi thế nhưng lại thật đẹp đẽ vì ước muốn này là một ước muốn vì mọi người chứ không phải dành cho riêng mình.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tây Tiến

 Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Tiếp sau đó chính là khổ thơ thứ 4. Với khổ thơ thứ 4 nó giống như một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Tác giả Thanh Hải như muốn nói rằng sống cũng chính là để cống hiến. Có thể nhận thấy được mùa xuân nho nhỏ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, mối quan hệ chính giữa mỗi con người giữa cuộc đời chung của dân tộc. Nhà thơ đã chọn cho mình một sự cống hiến lặng lẽ thế nhưng lại hết mình, sôi nổi và nhiệt huyết.

Đến với khổ thơ cuối ta nhận thấy được một chất Huế đậm đà:

Mùa xuân tôi xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

Với khổ thơ này tác giả như đã nói lên được một lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong muôn vàn cái rộng lớn, mênh mang như thật gần gũi và tràn đầy yêu thương.

“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi vừa thể hiện nguyện ước chân thành vô cùng tha thiết. Không dừng lại ở đó thì tác giả còn lại dựng lên một lẽ sống cao đẹp,một sự  cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ cho mùa xuân cho đất nước.

Minh Tân

Check Also

7175 1494911290053 1015 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *