Nghị luận xã hội về vấn đề học đi đôi với hành
1.Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến về một vấn đề tư tưởng, đạo lí rất thiết thực với đời sông và lứa tuổi HS: đó là phương châm “Học đi đôi với hành”. Với đề bài này, việc đầu tiên HS cần làm là cắt nghĩa để xác định chính xác nội dung của câu tục ngữ, cũng là xác định chính xác nội dung phương châm sống được đặt ra qua câu trích dẫn. Tiếp đó, HS cũng cần lí giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra làm cơ sở cho việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận. Việc lí giải có thể triển khai theo hướng xem xét vai trò và hiệu quả của từng hoạt động: “học” và “hành” rồi xem xét hiệu quả của sự kết hợp hai hoạt động “học” và “hành”. Bên cạnh đó, do vấn đề rất thiết thực với đời sống và lứa tuổi HS nên bài viết nên có một phần liên hệ, mở rộng để thể hiện mức độ nhận thức của HS về tính ứng dụng của vấn đề.
Với đề bài này, HS có thế kết hợp sử dụng nhiều thao tác làm văn, trong đó thao tác chính vẫn là thao tác nghị luận.
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề.
Thân bài:
1.Cắt nghĩa:
-Cắt nghĩa các khái niệm “học”, “hành”.
-Khái quát ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
2.Lí giải:
a.Vai trò của hoạt động “học”.
b.Vai trò của hoạt động “hành”.
c.Hiệu quả của sự kết hợp “học đi đôi với hành”.
3.Đánh giá:
-Sự đúng đắn.
-Ý nghĩa thực tế, ý nghĩa bài học.
4.Liên hệ, mở rộng:
-Học cách sống và vận dụng trong ứng xử.
-Học kiến thức văn hoá và vận dụng trong giải quyết các bài tập.
Kết bài:
Trình bày những cảm nhận, suy nghĩ cá nhân hoặc ké một câu chuyện nhỏ mang ý nghĩa như một sự tự liên hệ.
Dàn ý chi tiết
Mở bài:
-Học là con đường gần nhất đế đến với kho tàng tri thức của nhân loại.
-Đế thực sự nắm giữ được kiến thức và vận dụng một cách hiệu quả trong đời sống, cần thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”.
Thân bài:
1.Cắt nghĩa:
-“Học”: thu nhận kiến thức, tiếp nhận và luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại.
-“Hành” (thực hành): làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế.
-“Học đi đôi với hành”: Học và hành phải gắn liền nhau. Đây là cách đế việc học có kết quả cao và việc thực hành thật sự có ích cho bản thân và cho xã hội.
2.Lí giải:
a.Vai trò của việc “học”:
-Là phương thức thực hiện và tích luỹ kiến thức, việc học sè đem lại cho người học trình độ kiến thức mong muốn.
-Là con đường tiếp nhận và luyện tập kĩ năng, việc học sẽ góp phần hình thành cho người học những kĩ năng quan trọng để sống và làm việc.
-Vốn kiến thức và kĩ năng tiếp thu được trong quá trình học sẽ giúp người học tự khẳng định mình, tìm chỗ đứng trong xã hội.
b.Vai trò của việc “hành”:
-Chuyến hoá những kiến thức, kĩ năng trên lí thuyết vào thực tế của những việc làm, nhừng thao tác, những hoạt động cụ thể.
-Giúp người học nắm vững kiến thức, kĩ năng trong ý nghĩa thực tế của nó.
-Là thước đo hiệu quả của việc “học”.
c.Hiệu quá của sự kết hợp “học đi đôi với hành”:
-Hai hoạt động “học” và “hành” có thể hỗ trợ nhau để mỗi hoạt động đều trở nên có hiệu quả hơn:
+ Có kiến thức, kĩ năng từ việc “học”, việc “hành” mới có định hướng, có phương pháp để đạt kết quả như mong muốn.
+ Có thực tế từ việc “hành”, người học sẽ củng cố được nhừng tri thức, kỹ năng đà tiếp thu trong quá trình học tập để trở nên vững vàng, chắc chắn về kiến thức.
-Khi “học đi đôi với hành”, mỗi người có thế tự kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bán thân.
+ Khi “học”, người học sẽ dựa trên cơ sở của những kiến thức, kĩ năng tiếp thu được mà xác định những thiếu sót và cách khắc phục nhừng thiêu sót ấy trong những hành động, việc làm trước đó của mình.
+ Khi “hành”, người học có điều kiện tự kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của bản thân trong thực tế.
3.Đánh giá:
Đây là một phương châm đúng đắn vì nó tạo được sự kết hợp của lí thuyết với thực hành, của kiến thức, kĩ năng với việc ứng dụng nó trong đời sống.
-Có ý nghĩa gợi mơ một bài học về con đưừng tiếp thu và vận dụng tri thức, kĩ năng cho tất cả mọi người. Nói cách khác, phương châm này có tính ứng dụng rất cao.
4.Liên hệ, mở rộng:
Vận dụng trong điều kiện cụ thể của bản thân để liên hệ theo 2 ý sau:
-Học cách sống “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và vận dụng trong ứng xử hằng ngày.
-Học kiến thức văn hoá và vận dụng trong việc giải quyết các bài tập.
Kết bài:
-Kiến thức của nhân loại là một đại dương vô tận nên việc học không chỉ một sớm một chiều mà là cả cuộc đời.
-Nếu chỉ dừng lại ở việc học, mỗi người sè chỉ có những kiến thức chết. Phải vận dụng trong đời sống thực tế mới đem lại những lợi ích cho bản thân và cho xã hội.