Nghị luận xã hội về đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách
Hướng dẫn
Ai đó đã nói rằng “Mỗi cuốn sách là một thế giới mở ra trước mắt ta”. Tôi đã thấu hiểu chần lí ấy khi được sống trong biết bao thế giới diệu kì của sách. Trong đó, cuốn sách Nếu ngày mai không bao giờ đèn của nhà văn Nhật Bản Yasushi Kitagawa có thể coi là thê’ giới đẩu tiên đã mở ra cho tôi với những bài học thấm thìa.
Trước khi đọc cuốn sách ấy, tôi – có lẽ cũng không khác gì nhân vật Yosuke, khi mỗi ngày trôi qua đểu rất bình thản trong suy nghĩ đợi chờ ngày mai, không biết mình phải làm gì, mình muốn làm gì và có khả năng trong công việc nào. Dẫu cho, mỗi ngày đều có suy nghĩ phải làm điều gì đó để tạo nên sự đổi thay, nhưng cụ thể điểu đó là gì thì không thể hoạch định, hoặc có thì cũng không kiên trì thực hiện.
Cuốn sách mở ra thế giới giản dị, mộc mạc với những nhân vật chính là Haruka và Yosuke. Trong cuộc sống có rất nhiều cuộc gặp gỡ là do duyên giữa Haruka và Yosuke trong cuốn sách Nếu ngày mai không bao giờ đến là mộtcuộc gặp như vậy. Đó là cuộc gặp đã thay đổi Yosuke và cuộc gặp gỡ của tôi với! cuốn sách cũng đã thay đổi cuộc đời tôi. Mỗi cuốn sách quả đúng là một thếgiới diệu kì.
Haruka xuất hiện với tư cách là khách mua hàng trong hiệu sách nhà Yosuke – một cuốn sách mà nhà cậu không có và cậu cũng quên lấy tiển đặt sách của Haruka. Sau khi hỏi ý kiến ba, cậu nhận được cầu trả lời cứ đặt quyển sách đó, nếu cô bé không quay lại lấy chúng ta sẽ bày bán, dù sao đó cũng là một cuốn sách hay. Chính nhờ cuộc gặp gỡ ấy, Yosuke đã đọc cuốn sách. Để rồi chính Yosuke cũng đã thay đổi cuộc đời mình sau khi đọc sách. Một thế giớimở ra cho cậu, thế giới của khát khao hành động, lần đầu tiên chàng trai mười bảy hiểu mình cần hành động trong một bầu không khí nhiệt huyết không baogiờ nguội lạnh. Điểu đáng tiếc là tác giả không giới thiệu tên cuốn sách đã thayđổi Yosuke nếu không tôi nhất định sẽ tìm đọc.May thay Nếu ngày mai không bao giờ đến cũng đã mở ra một thế giớimới trong tôi. Có một điểu tôi cần thú nhận rằng, lúc ban đẩu chọn mua cuốnsách là bởi bị thu hút bìa sách với hình ảnh bầu trời và những chiếc máy bayđơn giản. Tôi có xem qua vài trang đầu thì nghĩ đó là một câu chuyện tình yêuhấp dẫn giữa hai nhân vật chính. Thay vì kể về một mối tình mơ mộng nào đó,từ những trang đẩu, cuốn sách đã mở ra những bước ngoặt trong suy nghĩ củacả Yosuke và chính tôi với từng bài học từ Haruka.
Bài học đầu tiên là biết mình muốn gì – lập danh sách cuộc đời. Đó là khi Haruka cùng Yosuke tham gia một cuộc thi do cô nghĩ ra. Cả hai phải viếtmột danh sách những điều mình muốn làm, những điểu mình ước mơ kín haitờ giấy dù cho đó là ước mơ từ lúc nhỏ hay hiện tại, dù cho bản thân có tintưởng rằng mình thực hiện được hay không. Tôi rất nhớ cảm giác của mình lúcấy, giống như một dòng nhiệt huyết được truyền từ nhân vật sang cho mình, dùrất tò mò muốn biết kết thúc của câu chuyện, tôi vẫn kẹp sách lại và cũng bắtđầu viết, viết về những ước mơ từ thưở nhỏ mong được làm một bác sĩ, một côgiáo, một diễn viên. Tôi từng ước mơ có thể trở thành nhà văn có tác phẩm đạtgiải Nobel về Văn học. Có vô vàn ước mơ hiện hữu từ lầu mà tôi quên mất, lạicó rất nhiều mong muốn mới nảy sinh cùng lấp đầy hai tờ giấy. Tất cả những ước mơ ấy càng viết càng nhiều, càng khiến tôi nảy sinh rất nhiễu những mong muốn khác.
Tôi nhớ như in câu nói mà Haruka đã nói với Yosuki: “Nhiểu người thành công lớn trong cuộc đời, thay vì nhanh nhanh chóng chóng sớm quyết định một điều mình muốn làm rồi tiến bước, đa phần họ lại thực hiện được hết những điêu họ muốn làm trong đời. Nên thay vì cứ buộc mình quyết định ngay điều bản thân muốn làm, những người có nhiều điêu bản thân muốn thực hiện và hoang mang vì điều đó lại có thể thành công trong tương lai đó… cậu nhất định sẽ biến tất cả những điều bản thân viết ra thành hiện thực”. Cuốn sách đem đến cho tôi niềm tin, lời động viên, khích lệ thật lớn lao. Thay vì thúc ép bản thân nhanh chóng lựa chọn một ngành nghê’ để quyết định thi trường nào với các môn nào và bắt đầu “cày cuốc” chọn một trường cấp ba thì tôi trở nên hứng thú với nhiểu môn học, vì tôi có nhiều ước mơ. Tôi không còn học thiên lệch chuyên chú một ban nào nữa, có lẽ đó là dấu hiệu đáng mừng đầu tiên cho cuộc đời của tôi sau này chăng?
Bài học thứ hai cũng là một bản danh sách – viết những điều mình muốn làm cho người khác. Danh sách đầu tiên viết về những điểu mình mong muốn đạt được, chứ không phải là thứ mình sống ngày qua ngày vì chúng. Bởi thế, mỗi ngày chúng ta không biết mình phải làm gì dù đã có trong mình cả một kho tàng mơ ước. Thế nhưng, khi có danh sách trao thì lại khác, rất nhiều phát minh khoa học vĩ đại ra đời bởi những gì bản thân muốn dành cho người khác. Vì như Yosuke viết trong sách của mình, là muốn nhận bằng sáng chế một loại sản phẩm gây sốt trên toàn thế giới, còn Haruka lại viết muốn giảm bớt gánh nặng cho mẹ. ỉyíà sự thực, máy giặt được phát minh ra dựa trên mong muốn giảm gánh nặng cho những người phụ nữ, hay bóng đèn được nhà bác học Edison sáng chế thành công từ cuộc gặp gỡ một cụ già ven đường và khao khát được giúp đỡ cụ. Rất nhiều điều vĩ đại bắt nguổn từ tình yêu thương, từ mong muốn được sẻ chia cùng người khác. Đó là bài học thứ hai tôi học được.
Thế giới mở ra với tôi bắt đầu từ đó là một thế giới hành động. Trước đây, tôi cũng có ý muốn giúp đỡ mẹ những công việc nhà nhưng chỉ là khi được nghỉ học và thực sự quá rảnh rỗi. Đọc đến chương này, dù chỉ là phần đầu của cuốn sách, tôi nghĩ mình phải sắp xếp lại thời gian biểu, thay vì ăn xong ngồi vào bàn học, luôn tôi có thể ngồi lại năm mười phút trò chuyện cùng gia đình và chờ dọn mâm rửa bát, có thể bài tập sẽ hoàn thiện muộn hơn một chút nhưng điều đó chẳng còn quan trọng nữa.
Haruka còn đem đến cho Yosuke nhiều bài học khác nữa về cách nhìn nhận đổng Yên của đất nước, nhìn nhận những rắc rối trong cuộc sống và điểm yếu của bản thân, nhưng bài học thôi thúc tôi nhất chính là vứt bỏ suy nghĩ không làm được trước khi thực hiện. Trước đó, tôi luôn hoài nghi bản thân vể những điều mình có thể làm, nhưng nhờ cuốn sách, tôi bắt đầu có niềm tin và bắt tay vào công việc. Có rất nhiều cơ hội trong cuộc sống sẽ qua đi vì chúng ta nghĩ mình không thể làm được và những điểu ta không thể làm được trong hôm nay cũng có thể trở thành điều ta không thể làm trong cả cuộc đời. Niềm tin, khao khát và ước mơ là những yếu tố cẩn thiết và hành động là yếu tố quyết định. Không có một bài toán ta không thể tìm ra đáp số, mà chỉ là ta chưa quyết tâm làm điểu đó, không kiên nhẫn tìm đủ mọi cách, suy nghĩ theo nhiều hướng để thực hiện mà thôi. Không có môn học nào là không thể, chỉ là chúng ta đã biết cố gắng hay chưa. Bởi vậy, suy nghĩ không thể làm được là suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta cần gạt bỏ.
Bài học cuối cùng là điểu tôi cho là ý nghĩa nhất, cũng là điều quyết định nhan đề cuốn sách. Ngày mai sẽ không đến như một điều hiển nhiên như chúng ta thường nghĩ. Cuộc sống vô thường, mọi thứ đểu có thể xảy ra. Như Yosuke cũng chẳng thể ngờ được chỉ sau một tháng quen biết ngắn ngủi đã không bao giờ gặp lại Haruka được nữa do căn bệnh u ác tính. Cuộc sống có rất nhiều người chúng ta muốn dành cho họ những điểu tốt đẹp nhất, nhưng lại không thể chắc rằng ngày mai ta có thể gặp họ. Có rất nhiều điều ta muốn làm nhưng luôn “để ngày mai” mà chẳng thể chắn chắn ngày mai sẽ đến. Thế giới cuốn sách mở ra trong tôi là thế giới “trọn vẹn”, sống “trọn vẹn” từng ngày, tận hưởng từng vẻ đẹp và tận hiến “trọn vẹn” cho cuộc đời.
Robert Creeley đã từng nói: “Như một đứa trẻ đọc truyện, điêu tồi tệ là khi hạn đọc đến hồi kết, và thế rồi xong. Ý tôi là thật đau khổ khi truyện không còn thêm nữa.” Và may mắn của tôi là điều tồi tệ ấy không xảy ra khi tôi đọc cuốn sách này, một thế giới mới đã mở ra và bắt đầu từ giây phút gấp cuốn sách lại, tôi đã sống một cuộc đời khác với trước đây.
Theo Dethihay.com