Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Nghị luận về câu nói “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”

Nghị luận về câu nói “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng”

Đề bài: Anh (chị) hãy bình luận ý kiến sau đây của Lão Tử  "Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng".

Bài làm

Câu nói ấy của Lão Tử giúp chúng ta biết nhìn người, nhìn mình để hiểu người, hiểu mình để mà sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ông cha ta thường nói “Ăn thì dễ, ở thì khó”. Thật vậy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng la “ăn” thì chỉ là một vấn đề đơn giản, chỉ giải quyết sự đòi hỏi của bao tử, còn mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh trong xã hội để chúng ta sống mới là vấn đề quan trọng, phức tạp. Chính vì vậy mà nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng".

biet minh biet nguoi - Nghị luận về câu nói "Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng"

Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng

Câu nói trên của Lão Tử có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là bài học rất cần thiết trong cuộc đời chúng ta. Trước tiên ta phải biết vì sao Lão Tử bảo: "Kể biết người là người khôn” sở dĩ “Kẻ biết người là người khôn” vì ta có hiểu rõ người dó, biết được tâm tính, sở thích, cách sống của người đó thì ta mới có cách quan hệ thích hợp, để thu phục đựợc người đó và ta không bạo giờ bị người đó qua mặt ta trong bất kì công việc gì, nghĩa là ta không bao giờ bị người đó lừa gạt. Ví dụ, chúng ta biết được người chúng ta quan hệ là một con người có tâm hồn cao thượng, nhân đức, có quan điểm sống đúng đắn thì chúng ta yên tâm và học tập ở ngựời đó được nhiều điều tốt đẹp. Ngược lại chúng ta biết một người có tâm địa ác độc, bản chất gian xảo, có cách sống không đúng đắn thì ta nên tránh xa người ấy, đề phòng mọi hành động của người ấy. Quả đúng là “Kẻ biết người là người khôn”.

Điều thứ hai mà ta cần hiểu rõ ở đây là: “Kẻ biết mình là người sáng”. Kẻ biết mình là kẻ hiểu rất rõ về chính mình, biết mình có được nhữnu năng lực gì, có thể làm được những việc gì phù hợp với năng lực của mình, hoàn cảnh của mình thì mới thành công được. Ví dụ mình biết mình có năng khiếu về văn chương, rất say mê văn chương thì mình chọn thi vào đại học khối C như vậy thì xác suất mình đậu vào đại học rất cao,thực hiện  được mơ ước và hoài bão của mình. Hay một bạn nào đó có năng khiếu về toán, lý, hóa, sinh,… là học sinh giỏi của những bộ môn này thì bạn dễ thi đậu vào các trường như Bách khoa, Kinh tế, Y dược, Sư phạm (các ngành thuộc khoa học tự nhiên), Khoa học tự nhiên, Ngân hàng… bạn nào có năng khiếu về văn, lý và vẽ thì bạn ấy đễ thi đậu vào ngành kiến trúc. Ngược lại có nhiều bạn không hiểu rõ được năng lực của mình mà mơ cao thì những bạn ấy không bao giờ thành đạt được, những ước mơ của những bạn ấy sẽ trở thành ảo tưởng. Đúng là “Kẻ biết mình là  người sáng”.

Tóm lại, câu nói “Kẻ biết người là người khôn, kẻ biết mình là người sáng” là một chân lí, là một bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống. Câu nói ấy của Lão Tử giúp chúng ta biết nhìn người, nhìn mình để hiểu người, hiểu mình để mà sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Check Also

7246 1494911290063 1020 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *