Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Nghị luận câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Nghị luận câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Bài làm

Nếu ca dao là tiếng hát tâm tình chất chứa những tâm tư tình cảm của nhân dân ta qua bao đời nay thì tục ngữ là nơi mà người dân lao động gửi gắm những kinh nghiệm cuộc sống được đúc kết qua bao đời. Những câu tực ngữ nói về mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ thời tiết, công việc lao động đến giáo dục, và câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một trong những câu tục ngữ vô cùng quen thuộc trong mảng tục ngữ về giáo dục với nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Cũng giống như nhiều câu tục ngữ khác, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được nhân dân ta mượn từ những sự vật rất gần gũi bình thường cùng với những đặc điểm vốn có của nó, tạo nên cảm giác vừa chân thật quen thuộc vừa những hàm ý sâu xa. Mực là nước, có màu đen, dùng để viết chữ nhưng cũng dễ dây ra làm lấm lem tay chân, quần áo nếu không cẩn thận. Đèn là một dụng cụ thắp sáng, dùng để soi tỏ vạn vật, vì khoảng cách chiếu sáng của đèn có hạn nên khi vật càng để gần thì ánh sáng từ đèn càng có thể soi sáng rõ hơn cho vật. Câu tục ngữ trước hết là lời tả chân thực những hiện tượng sự vật quen thuộc trong cuộc sống, tuy nhiên, ẩn sau lời tả chân thực đó là ý nghĩa chân thực hết sức sâu xa. Mực và đèn là đại diện cho hai loại người trong xã hội. Mực đại diện cho những người xấu xa còn đèn đại diện cho những người tốt, tử tế. Mượn cách nói hình ảnh, ông cha ta đã răn dạy con cháu đời sau rằng: thân cận những kẻ làm điều xấu việc ác thì dễ dàng bị đồng hóa, dẫn dụ theo, ngược lại tiếp xúc nhiều với những người tốt, làm việc lương thiện thì cũng trở nên ngay thẳng tốt đẹp. Mở rộng ra, câu tục ngữ nhưu là một lời nhắc nhở con người ta phải biết “chọn bạn mà chơi”, phải biết chọn môi trường sống và làm việc phù hợp để không bị những tác nhân xấu gây ảnh hưởng. Câu tục ngữ còn có một phiên bản khác là “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” với nội dung và ý nghĩa tương tự.

Tuy là lời răn dạy của ông bà ta nhưng câu tục ngữ cũng có những chỗ còn thiếu sót, vì vẫn có những trường hợp “gần mực mà không đen, gần đèn mà không rạng”, có những người dù sống trong hoàn cảnh vô cùng tăm tối bẩn thỉu nhưng vẫn giữu được thiên lương trong sáng, lại có những người dù được nuôi dưỡng và trưởng thành trong môi trường lành mạnh với người xung quanh tốt đẹp nhưng lại có những hành động ác độc xấu xa. Điều đó chứng minh, câu tục ngữ chỉ nêu lên một phần lí do tạo nên những hành động xấu và tốt của mỗi người, đó là do tác nhân ngoại cảnh – nguyên nhân khách quan, vẫn còn một nguyên nhân quan trọng khác, đó là nguyên nhân chủ quan – tâm tính và ý thức của mỗi người. Vì thế, chúng ta chỉ tiếp thu những nét đúng đắn trong câu tục ngữ của những người đi trước và bằng chính hiểu biết cùng sự suy nghĩ của bản thân mà tự điều chỉnh cho phù hợp với bản thân mình.

Dù thế nào, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói riêng và kho tàng ca dao tục ngữ của nhân dân ta nói chung đều là những kinh nghiệm xương máu quý báu mà ông cha ta chắt lọc được từ bao đời, chúng chứa đựng những kinh nghiệm vô giá và có ý nghĩa to lớn trong sự giáo dục của mỗi chúng ta. Chính vì thế, ta cần có thái độ tôn trọng và bảo vệ sự trường tồn của nét đẹp văn học, văn háo này.

Check Also

7334 1494911290066 1020 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *