Hướng dẫn soạn văn Tấm Cám – Bài soạn của cô giáo Vân Anh chuyên văn
Hướng dẫn
Tấm Cám là câu chuyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đồng thời qua đó tái hiện chân thực về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện -ác, tốt-xấu. Hướng dẫn soạn văn Tấm Cám dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị cho bài học, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Tìm hiểu về truyện Tấm Cám
Câu 1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.
Trả lời:
Diễn biến của truyện đã thể hiện mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám:
– Lí do dẫn đến xung đột: mối quan hệ “mẹ ghẻ- con chồng”, tức mối quan hệ giữa Tấm và dì ghẻ cùng em gái cùng cha khác mẹ là Cám.
– Diễn biến của truyện đã thể hiện mâu thuẫn tăng dần từ những nhu cầu về vật chất và tinh thần.
+ Mâu thuẫn thứ nhất: Tấm và Cám cùng đi bắt tép, Tấm chăm chỉ còn Cám chỉ ham chơi, Tấm bị Cám lừa xuống ao rửa mặt và bị Cám trút hết giỏ tép. Đây là mâu thuẫn trực tiếp nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình và vì nhu cầu về vật chất.
+ Mẫu thuẫn thứ hai: Tấm nuôi cá bống nhưng mẹ con Cám lại tìm cơ hội bắt và ăn thịt cá bống. Mâu thuẫn bị đẩy lên mức độ giữa kẻ ác và người hiền lành.
+ Mâu thuẫn thứ ba: Mẹ con Cám ăn mặc đẹp để đi xem hội, nhưng lại trộn thóc và gạo để bắt Tấm nhặt hết mới được phép tham gia xem hội. Đây là mâu thuẫn giữa kẻ áp bức, bóc lột và người bị áp bức bóc lột, nhưng mới chỉ dừng lại ở khuôn khổ gia đình.
+ Mâu thuẫn thứ tư: Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám lập mưu hãm hại trong ngày giỗ bố. Tấm nhiều lần hóa thân nhưng vẫn bị mẹ con Cám giết hại. Lúc này mâu thuẫn đã bị đẩy lên cao hơn, trở thành mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp (mâu thuẫn xã hội).
- được vua yêu thương, cất lên tiếng nói vạch mặt Cám, mẹ con Cám làm thịt chim để ăn, đổ lông ra vườn.
- Lần hóa thân thứ hai: từ chỗ lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt, vua thường xuyên mắc võng nghỉ ngơi. Mẹ con Cám chặt cây làm thành khung cửi.
- Lần hóa thân thứ ba: khi trở thành khung cửi, Tấm tiếp tục vạch tội Cám. Lần này hai mẹ con Cám đốt khung cửi và đổ tro thật xa, thể hiện sự tận diệt đối với Tấm.
- Lần hóa thân thứ tư: từ đống tro, mọc lên một cậy thị, Tấm hóa thân vào quả thị, nhờ bà hàng nước tốt bụng nên Tấm quay lại làm người và gặp lại nhà vua. Tấm trở về trả thù.
– Sự tăng tiến của xung đột, mâu thuẫn thể hiện hướng phát triển của hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện:
+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: ngày càng tàn độc và sử dụng nhiều thủ đoạn.
+ Tuyến nhân vật chính diện- Tấm: từ việc cam chịu, sau đó phản kháng một cách yếu ớt, cô đã trở nên chủ động mạnh mẽ đứng lên đòi lại quyền lợi của mình.
Câu 2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Trả lời:
Tấm trải qua bốn lần biến hóa:
– Lần hóa thân thứ nhất: Tấm hóa thân thành chim Vàng Anh.
– Lần hóa thân thứ hai: từ chỗ lông chim mọc lên hai cây xoan đào tươi tốt, vua thường xuyên mắc võng nghỉ ngơi.
– Lần hóa thân thứ ba: khi trở thành khung cửi.
– Lần hóa thân thứ tư: từ đống tro, mọc lên một cậy thị, Tấm hóa thân vào quả thị.
Ý nghĩa của quá trình hóa thân:
– Quá trình hóa thân cả Tấm thể hiện quan niêm người và vật đồng nhất cảu nhân dân ta. Những vật mà Tấm hóa thành đều là những vật bình dị nhưng tốt đẹp, cho thấy Tấm là con người lương thiện, hiền lành.
– Những lần hóa thân chính là những lần Tấm gửi linh hồn để đấu tranh giành lại hạnh phúc.
– Sự hóa thân nhiều chặng liên tiếp của Tấm tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện, đẩy mẫu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật lên đỉnh điểm.
– Quá trình hóa thân của Tấm vừa chịu ảnh hưởng bởi quan niệm luân hồi của nhà Phật, vừa bắt nguồn từ triết lí dân gian về sự luân hồi, tái sinh.
Câu 3. Suy nghĩ vê hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
Trả lời:
Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám có thể gợi lên nhiều suy nghĩ trong lòng độc giả:
– Có người sẽ cho rằng Tấm làm như vậy là tàn nhẫn.
– Có ý kiến trái ngược cho rằng Tấm làm như vậy là đúng, vì mẹ con Cám đã hết lần này đến lần khác giết hại Tấm. Vì họ quá độc ác nên cần bị trừng phạt đích đáng, thể hiện quan niệm “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của tác giả dân gian.
Câu 4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện?
Trả lời:
Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
– Trước hết, đó là mâu thuẫn mẹ ghẻ- con chồng trong phạm vi gia đình, xuất phát từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
– Thứ hai, đây còn là mâu thuẫn giữa kẻ áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột.
– Thứ ba, câu chuyện thể hiện xung đột giữa cái thiện và cái ác. Tấm là hiện thân cho cái thiện, còn mẹ con Cám là hiện thân cho cái ác.
II. Luyện tập
Theo Vanmautuyenchon.com