Hướng dẫn soạn văn Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi
Hướng dẫn
Qua Cảnh ngày hè, ta không chỉ cảm nhận được bức tranh ngày hè đầy rực rỡ về màu sắc và hương thơm mà còn thấy được chân dung tâm hồn đẹp đẽ của Nguyễn Trãi, con người hết lòng vì dân vì nước. Hướng dẫn soạn văn Cảnh ngày hè sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể cho quá trình tìm hiểu bài thơ của bạn học. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
I. Hướng dẫn tìm hiểu
Câu 1: Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diển tả ra sao?
Trả lời:
Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hoè liên tiếp tuôn ra tầng tầng lớp lớp; từ phun diễn tả màu hoa lựu đỏ rực rỡ, tươi mới. Cảnh vật được miêu tả trong trạng thái đang vận động, vì thế trở nên căng tràn sức sống ứa căng, tràn đầy với sắc xanh của lá hoa hòe, sắc đỏ của lựu ngoài mái hiên. Thiên nhiên hiện lên sinh động, chân thực với sức sống mãnh liệt khi hè đến.
Câu 2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ
Trả lời
Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người:
– Bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động với âm thanh “dắng dỏi” của ve sầu nghe như tiếng đàn (cầm ve) từ trên lầu dưới ánh nắng chiều, phiên chợ “lao xao” người qua lại.
– Bức tranh mùa hè được làm nổi bật ở gam màu xanh lục của cây hoa hòe đang thi nhau khoe sắc, sắc đỏ tươi sáng rực rỡ của lựu.
– Con người hiện lên với sự gần gũi và trong mối quan hệ hài hòa với thiên nhiên. Đằng sau bức tranh cảnh ngày hè sống động là hình ảnh một con người gần gũi, yêu thiên thiên và luôn chăm sóc cho mỗi một loài cây.
Câu 3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy nhà thơ có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên
Trả lời:
Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác.
– thị giác giúp tác giả ngắm nhìn thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế. Đó là màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu.
– Tác giả đã lắng nghe tiếng ve “dắng dỏi” bằng thính giác.
– Tác giả cảm nhận hương thơm của hoa sen nhờ vào vị giác.
Qua sự cảm nhận ấy, chúng ta thấy được tác giả là người có tấm lòng yêu thiên tha thiết, và sâu xa hơn nữa đó chính là lòng yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả, xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước và nhân dân.
Câu 4. Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ
Trả lời:
Hai câu cuối thể hiện rõ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân:
– Tác giả Nguyễn Trãi mong ước có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn để có thể gẩy lên khúc nhạc về cuộc sống mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. Điều này thể hiện khát vọng cao đẹp, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân.
– Câu thơ còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn: ngợi ca sự hưng thịnh của triều đại, và nhắc nhở các bậc quân vương luôn quan tâm đời sống của nhân dân.
Âm điệu kết thúc bài thơ:
– Câu kết chỉ có 6 chữ (lục ngôn), khác với những bài kết thúc bằng câu thất ngôn. Câu lục ngôn làm cho âm điệu đang 7 chữ nén lại trong 6 chữ.
– Tác dụng: tạo nên độ mở về xúc cảm cho bài thơ, tuy bài thơ kết thúc nhưng âm hưởng thì vẫn còn vang vọng, bởi cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra.
Câu 5. Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ? Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ
Trả lời
Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ là tình yêu thiên nhiên da diết, từ đó người đọc thấy được lòng yêu đời, lòng yêu nước thương dân và khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.
Vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ:
– Tác giả Nguyễn Trãi hiện lên với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người khát vọng vươn tới hoà bình hạnh phúc cho nhân dân xuất phát từ tình yêu thương nhân dân, thể hiện rõ vẻ đẹp về lí tưởng và nhân cách.
– Qua bài thơ, chúng ta còn thấy được tinh thần lạc quan của tác giả thông qua hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn và bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khỏe khoắn.
II. Luyện tập
Theo Vanmautuyenchon.com