Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chí khí anh hùng – Ngữ văn 10

Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chí khí anh hùng – Ngữ văn 10

Hướng dẫn phân tích tác phẩm Chí khí anh hùng – Ngữ văn 10

Hướng dẫn

CHÍ KHÍ ANH HÙNG

(Trích Truyện Kiều – NGUYỄN Du)

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Vị trí đoạn trích

Trốn thoát khỏi sự đày đoạ của Hoạn Thư, Thuý Kiều những tưởng sẽ được sống cuộc đời bình lặng và an phận, nào ngờ nàng lại rơi vào tay của Bạc Bà, Bạc Hạnh và lại phải trở về với cuộc sống tủi nhục ở lầu xanh. Đang sống trong tâm trạng hoang mang và vô cùng bế tắc thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Nhưng rồi cuộc sống hạnh phúc của hai người cũng chẳng được bao lâu. Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc. Chàng muốn vùng vẫy bốn phương để lập nên công nghiệp lớn. Vì thế sau nửa nãm cùng Kiều chung sống, Từ Hải đã từ biệt nàng để ra đi. Trong Truyện Kiểu, đoạn này được trích từ câu 2213 đến câu 2230.

2.Chí khí anh hùng là đoạn trích thể hiện cái ước mơ đầy lãng mạn của Nguyễn Du về hình mẫu người anh hùng với những phẩm chất phi thường trên nhiều phương diện. Đoạn trích thể hiện nổi bật những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Từ Hải, đồng thời cũng bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca, khẳng định của tác giả đối với nhân vật này.

Xem thêm:  Nghị luận: Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi rác thải, chất thải hiện nay

II- HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1.Trong thơ ca trung đại, việc dùng các hình ảnh thiên nhiên để tô đậm một phẩm chất nào đó của con người là khá phổ biến. Đó là cách nói tượng trưng, ở đây cũng vậy, Nguyễn Du đã dùng hai khái niệm “lòng bốn phương” (chỉ cái chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp) và “mặt phi thường” (chỉ cái tính chất khác thường, xuất chúng) với ý định vẽ nên cái tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh hùng Từ Hải.

Các từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải là: “trượng phu”, “lòng bốn phương”, “mặt phi thường” (các từ này dùng để tôn xưng nhân vật), từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong tính cách của con người Từ Hải,…

2.Đoạn trích này bộc lộ khá rõ lí tưởng của người anh hùng Từ Hải. Ngoài những lời ngợi ca của Nguyễn Du, trong lời đối thoại với Kiều, Từ Hải cũng đã tự bộc lộ cái lí tưởng anh hùng của mình:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ và quyết đoán, không chút do dự khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải rất tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:

Xem thêm:  Soạn bài văn bản

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiêhg chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Và khẳng định sự thành công là tất yếu: “Chầy chăng là một năm sau vội gì”. Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách anh hùng của một vị tướng quân uy vũ.

3.Cách tả người anh hùng của Nguyễn Du có hai đặc điểm cần phải lưu tâm, đó là: Hình tượng nhân vật vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ trụ. Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại. Nó có một khuôn mẫu riêng đã được các nhà văn tổng kết trong quá trình sáng tạo. Theo những khuôn mẫu miêu tả này thì hai phương diện ước lệ và cảm hứng vũ trụ vốn gắn bó chặt chẽ với nhau khi các nhà văn chắp bút thể hiện hình ảnh những nhân vật anh hùng. Ở nhân vật Từ Hải cũng vậy. Các cụm từ như: “Lòng bốn phương” vốn đã mang nội hàm diễn tả lí tưởng con người vũ trụ. Hoặc cụm từ “trông vời trời bể mệnh mang” vừa có tính ước lệ (không tả cái nhìn cụ thể) lại vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc phi phàm của Từ Hải. Cũng như thế, có thể phân tích các hình tượng khác như bốn bể, chim bằng, gió mây.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hữu Cảm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vẫn theo cách thể hiện nghệ thuật đã trở thành khuôn mẫu của thời trung đại này thì người anh hùng còn có một nét đặc trưng nữa là suy nghĩ và hành động ngắn gọn và dứt khoát. Họ chủ yếu được quan sát và miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và ít nhiều nhoà nhạt hơn.

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Theo Baivanhay.com

Check Also

hinh anh nu sinh cap 3 dep voi goc chup nghieng 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *