Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận ngữ văn 11 hay nhất

Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận ngữ văn 11 hay nhất

Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận giúp học sinh tóm tắt được tất cả văn bản nghị luận trong và ngoài chương trình

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

I. Tên bài học: Luyện tập tóm tắt vănbản nghị luận

II. Hình thứcdạy học: DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên vàhọc sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

a/ Nhận biết: Mục đích,yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận;

b/ Thông hiểu: Cách tóm tắt văn bản nghị luận dựa theo nhân vật chính.

c/Vận dụng thấp: Tóm tắtđược tất cả văn bản nghị luận trong và ngoàichương trình

d/Vận dụng cao: Sử dụng văn bản tóm tắt để làm bàivăn nghị luận văn học.

2. Kĩ năng:

a/ Biết làm: bài tóm tắt vănbản nghị luận;

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bàyvăn bản tóm tắt

3.Thái độ:

a/ Hình thành thói quen: tóm tắt văn bản nghị luận dùng trong các yêu cầu khác nhau;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiếnthức về văn bản tóm tắt;

c/Hình thành nhân cách: có ý thức vận dụng văn bảntóm tắt trong giao tiếp ngôn ngữ.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tinliên quan đến các bước tóm tắt văn bản nghị luận;

– Năng lực đọc – hiểu và tóm tắt văn bản nghị luận;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản nghị luận;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã tóm tắt được từ văn bản nghị luận

– Năng lực tạo lập văn bản tóm tắt.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC(Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận)( 30 phút)

3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

Tóm tắt văn bản sau:

XIN-GA- PO – “NGÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU”

Thời điểm này, khi kết quảtuyển sinh ĐH, CĐ đã được công bố cũng là lúc nhiều người tìm đến con đường duhọc để chuẩn bị cho tương lai. Xin-ga-po là một sự lựa chọn của nhiều học sinh,sinh viên và cha mẹ các em bởi đảo quốc này thực sự là một ngôi trường toàn cầu,nơi mỗi người học có cơ hội hoà nhâp vào một nền giáo dục luôn hướng đến sựhoàn thiện và được trở thành một thành viên của cộng đồng dân cư tiến bộ.

Ngay từ khi quốc gia này trởthành một nước cộng hoà độc lâp, Chính phủ Xin-ga-po đã coi sự nghiệp giáo dụclà yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Trải qua baonăm, thừa hưởng và phát triển từ hệ thống giáo dục lâu đời của Anh, trong đó nềngiáo dục được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tìm kiếm tàinăng, đồng thời với sự đầu tư của Chính phủ, giáo dục Xin-ga-po đã xây dựng hệthống trường công lập danh tiếng về chất lượng với những cái tên như ĐH Quốcgia Singapore (NUS), ĐH Công nghệ Nanyang (NUT), ĐH Quản trị Singapore (SMU).Dù đã được xếp hạng trong số các trường đứng đầu thế giới (NUS xếp thứ 18 trongsố 200 trường ĐH tốt nhất, NUT nằm trong số 100 trường đào tạo thạc sĩ quản trịhàng đầu thế giới, xếp thứ 5 và thứ 9 ở khu vực châu Á), nhưng để sinh viên củamình có thể lựa chọn chương trình học phù hợp và có được những tấm bằng có giátri quốc tế, các trường này còn liên kết với các trường đại học tên tuổi. Họ đặtmục tiêu trong một hai năm tới sẽ có 50% sinh viên của mình có cơ hội được thamgia vào các chương trình trao đổi với nước ngoài. Đây là một con đường để giáodục Xin-ga-po thực hiện mục tiêu đưa đảo quốc này trở thành “Ngôi trườngtoàn cầu”.

Cũng vì mục tiêu trên, Xin-ga-po đã có những chính sách nhằm thu hút các trường đại học có uy tín trên thế giới đặt phân hiệu ở đây như ĐH New South Wales (Ôt-xtrây-li-a), Trường nghệ thuật Tisch (Mĩ), ĐH Las Vegas (Nevada), ESSEC (trường hàng đầu về thương mại của Pháp), Top European MBA Scholl INSEAD, SP Jain Centre of Management (Ân Độ)… Xin-ga-po còn thu hút sự chú ý của 10 trường ĐH hàng đầu thế giới có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp đến thành lập các trung tâm giáo dục và nghiên cứu như INSEAD của Pháp, Massachussetts, ĐH Chicago (Mĩ). Với sự góp mặt của các trường đại học quốc tế nổi tiếng và một hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao, nghiêm túc của một quốc gia luôn chú trọng đầu tư vào giáo dục, sinh viên đến Xin-ga-po sẽ được hưởng một chương trình giáo dục hoàn hảo và phong phú.

Những năm vừa qua, quảntrị kinh doanh, ma-két-tinh, truyền thông, công nghệ thông tin là những ngànhđược nhiều người học lựa chọn. Tuy nhiên, dự báo trong những năm tới, nhữngngành học được ưa chuộng và nghề nghiệp triển vọng nhất sẽ là quản trị du lịch,khách sạn, nhà hàng, nghệ thuật, thiết kế và truyền thông mới. Nắm bắt được xuhướng này, các cơ sở đào tạo của Xin-ga-po đã chuẩn bị những khoá học toàn diệnvà cơ hội thực tập tốt cho sinh viên. Không chỉ có các trường giúp sinh viênsau khi tốt nghiệp có thể làm việc bằng các khoá học gắn liền với thực tiễn, quốcgia này còn đặt ra mục tiêu thu hút 17 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015,tăng 6 triệu so với hiện nay, nên sẽ có 100.000 cơ hội việc làm trong 10 năm tớicho sinh viên tốt nghiệp các ngành này. Ngoài ra, CĐ nghệ thuật LASSLLE, Học việnnghệ thuật Nanyang, Học viện thiết kế Raffles… hay những trường đại học cóchi nhánh tại Xin-ga-po như ĐH nghệ thuật Tisch với những chương trình giảng dạyphong phú và có chất lượng về thiết kế, nghệ thuật truyền thông mới có thể đáp ứngnhu cầu nhân lực rất lớn, song hiện số người được đào tạo bài bản không nhiều,trong những ngành này.

Ngoài chương trình đào tạo,đến với các cơ sở giáo dục của Xin-ga-po, người học còn được học tập trong mộtmôi trường tự nhiên và xã hội trong sạch. Đất nước này có nền kinh tế, chính trịổn đinh nên tuy rất nhỏ bé như đã trở thành trung tâm tài chính, thương mại nổitiếng và quan trọng, có hải cảng sầm uất, là nước đứng thứ 3 trong số 45 nướctrên thế giới có môi trường kinh doanh thuận lợi theo đánh giá của Ngân hàng Thếgiới và có tiêu chuẩn sống cao cấp, ổn định về ăn ở, đi lại, chăm sóc y tế, ônhiễm môi trường. Trong các trường công, khu kí túc xá hiện đại dành cho sinhviên luôn được mở rộng với đầy đủ tiện nghi, ngoài ra còn có rất nhiều kí túcxá tư cho sinh viên lựa chọn. Với những ưu việt ấy nên Xin-ga-po là điểm đến củanhiều du học sinh từ các nước. Chỉ tính riêng trong năm 2006, đảo quốc này đãthu hút hơn 80.000 học sinh của 120 nước, tăng 46% so với năm 2003. Con số nàysẽ lên 150.000 vào năm 2015. Để đạt mục tiêu ấy, Chính phủ Xin-ga-po sẽ tiếp tụcđầu tư cho giáo dục để quốc gia này trở thành “Ngôi trường toàn cầu”.Và vì thế, du học Xin-ga-po được coi là một lựa chọn đúng đắn.

(Vân Vũ, báo Hà Nội mới số13832 ngày 21 – 8 – 2007)

Trả lời:

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục”

-Sự lựa chọn Xin-ga-po làm điểm đến du học của họcsinh, sinh viên Việt Nam nói riêng, sinh viên các nước khác nói chung.

-Cách thức xây dựng và quảng bá “thương hiệu”ở các trường đại học thuộc đảo quốc Xin-ga-po.

-Mục tiêu phấn đấu của nền đại học Xin-ga-po.

4.VẬN DỤNG (Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận)( 5 phút)

Tómtắt văn bản nghị luận sau:

“Con gái là con người ta”; “Đàn bà xây tổ ấm” ;” Nhấtnam viết hữu, thập nữ viết vô”– đó là những câu đúc kết xưa và đến nay vẫn cònnguyên giá trị với không ít gia đình Việt Nam. Hay nói cách khác, rất nhiều giađình Việt xem đó nhưng là chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh giađình mình. Và cũng từ đây, không ít những câu chuyện đau lòng đã xảy ra.

Từ chối tiền mừng vì “con gái là con người ta” – đó làphong tục tại nhiều xóm chài ở Nghệ An. Theo thông tin từ báo chí, xóm KimLiên, xã Diễn Kim, Nghệ An có gần 100% hộ gia đình duy trì phong tục này vì nhiềungười cho rằng trước cha ông từng dạy, vì con gái khi đi lấy chồng là mất con,mất họ nên nhà gái không lấy quà mừng. Trong khi đó, con trai lấy vợ là đượcthêm người, thêm của nên nhà trai được phép lấy tiền mừng của mọi người.

Luật tục này tồn tại từ nhiều đời nay đã vô tình làmnhiều gia đình có con gái rơi vào tình trạng khó khăn hơn về kinh tế, cũng nhưkhoét sâu thêm sự bất bình đẳng nam nữ tại các vùng quê. Ở một câu chuyện khác,một cô gái đi lấy chồng cô luôn bị chồng bạo hành, đánh đập, nhưng mẹ cô khôngcho phép trở về quê hương vì “con gái là con người ta”, dù cô đã nhiều lần cầuxin do không chịu nổi sự ngược đãi. Bản thân người mẹ của cô gái, lúc còn trẻchồng mất sớm vì bệnh tật, cũng đã cầu xin cha mẹ mình cho về quê ngoại để kiếmsống nuôi con, nhưng tất cả những gì nhận được là cái lắc đầu bởi “con gái làcon người ta, con gái gả đi lấy chồng là đi hẳn, quay về xóm làng dị nghị”. ( Theo HồngMinh-http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/chuan-muc-van-hoa-lac-hau-tiep-tay-cho-bao-luc-gia-dinh-310516.html)

Xem thêm:  Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút)

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *