Giáo án Khởi ngữ Ngữ Văn lớp 9 giúp giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA GIÁO ÁN KHỞI NGỮ
1. Kiến thức
– Nắm được đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.
– Học sinh nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng: Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêuđề tài của câu chứa nó.
– Biết đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
–Hình thành thói quen: Nhận biết công dụng của khởi ngữvà sử dụng phù hợp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức trong giáo án khởi ngữ
– Đặc điểm của khởi ngữ.
– Công dụng của khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
– Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
– Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ:
– GD ý thức sử dụng khởi ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
5. Định hướng phát triển phẩmchất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lựcchung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lựctư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lựcsử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lựcchuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III.CHUẨN BỊ:
1. Thầy
– Máy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập.
– Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.
2. Trò:
– Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
– Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC THEO GIÁO ÁN KHỞI NGỮ
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểmtra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học vàsoạn bài ở nhà của lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:(1’)
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra bài cũ
1. Câu gồm những thành phần nào? Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu
2.Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu sau?
a.Tụi làm bài tập này rồi.
b.Bài tập này, tụi làm rồi.
* GVchiếu kết quả lên máy bằng sơ đồ
* BướcIII: Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠTĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Mục tiêu Hình thành năng lực:Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vởluyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 15- 18p
+Hình thành năng lực:Giaotiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề,phân tích, hợp tác
* Đoạn văn tham khảo.
Nội dung về bảovệ môi trường, trong đó có sử dung khởi ngữ.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầmtrọng. Nạn chặt phá rừng ngày càng nhiều. Diện tích đất trống đồi trọc ngàycàng gia tăng, muông thú không có chỗ ở,đất đai bị xói mòn. Nhà máy mọc lên nhiều đồng nghĩa với bầu không khí bị ônhiễm. Với những dòng sông xanh xưa kia, bây giờ đã biến thànhdòng sông chết do rác thải và nước thải công nghiệp. Những đống rác cao như núimọc lên ở cuối thôn xóm là nguyên nhân của nhiều bênh phát sinh.Với việc bảovệ môi trường, mọi người cùng chung tay gánh vác.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG KIẾN THỨC TRONG GIÁO ÁN KHỞI NGỮ
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Giáo án Khởi ngữ giúp học sinh định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩnbị bài ở nhà( 2p):
1.Bài vừa học:
– Học thuộc nội dung ghi nhớ vànắm chắc đặc điểm, công dụng của khởi ngữ.
– Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập.
2.Chuẩn bị bài mới:
– Đọc và trả lời câu hỏi chuẩn bị trước bài: Phép phân tích và tổng hợp trang 9.
Theo Dethihay.com