Đề bài người lái đò sông đà theo cấu trúc mới: Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Bài làm chi tiết:
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Mỗi tác phẩm của ông là mỗi bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương. B
ằng ngòi bút độc đáo, uyên bác, tài hoa, cùng lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và những khám phá mới mẻ trong chuyến đi trải nghiệm thực tế ngược dòng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã viết nên những trang bút ký đặc sắc, tái hiện một cách độc đáo vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của sông Đà cũng như thiên nhiên hùng vĩ núi rừng Tây Bắc qua tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.
Viết về dòng sông đà trong tuỳ bút, Nguyễn Tuân có viết: “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Những cũng có khi ông lại viết: “ Con sông Đà gợi cảm … Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”. Qua hai chi tiết nhỏ nhưng thông qua đó, ta phần nào thấy được vẻ đẹp của sông Đà với nhiều cách nhìn và qua đó cũng làm nổi bật lên ăn phong của nhà văn Nguyễn Tuân.
Có thể nói, hình tượng con sông Đà là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trung tâm – người lái đò. Đồng thời, nó cũng thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như tư tưởng của tác giả.
Qua hai chi tiết “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” và “ Con sông Đà gợi cảm … Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân” đã khái quát những vẻ đẹp của dòng sông Đà: khi hung bạo thì như kẻ thù số một của con người, còn khi gợi cảm thì lại như một vị cố nhân.
Nguyễn Tuân bắt đầu tuỳ bút với lời đề từ “ Chúng thuỷ giai đông tẩu, Đà giang độc Bắc lưu”, câu thơ được viết bằng chữ Hán, mang ý nghĩa “mọi con sông đều chảy về Đông, duy chỉ có một sông Đà theo hướng Bắc”. Việc sử dụng lời đề từ bằng tiếng Hán trong thơ ca nhằm nhấc mạnh ý nghĩa và tăng tình trang trọng của thơ văn. Ở đây cũng mang ý nghĩa như vậy.
Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh vào sự khác biệt của sông Đà, một con sông chảy ngược. Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong tuỳ bút này và thích hợp với phong cách của Nguyễn Tuân. Qua đó cho ta thấy nét đẹp hoang sơ độc đáo và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con sông, luôn mạnh mẽ, tràn đầy sức sống chảy qua một vùng núi non hiểm trở. Quả thật, sông Đà là một dòng sông có một cá tính riêng, độc nhất. Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân viết: “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”.
Qua ngòi bút của nhà văn, ta có thể dễ dàng cảm nhận được sự hung bạo của con sông. Với việc sự dụng các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc kết hợp với nhân hoá, so sánh, sông Đà được hiện lên qua bờ sông dựng vách thành, ghềnh sông, những hút nước trên sông “như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “xoay tít đáy” mà không một con thuyền nào dám men lại gần, âm thanh ghê rợn “nước thở và kêu như cửa cống bị sắc”. ”những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”và cả những trận địa đá hiểm nguy.
Những sự liên tưởng phong phú của tác giả cũng làm con sông Đà hiên lên sống động qua các hình ảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tiếng rống của một ngàn con trâu mộng, … Với tất cả những chi tiết ấy, tác giả nhấn mạnh vào cái vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội mà cũng hết sức hiểm nguy của sông Đà để rồi như kết luận lại bằng một phép so sánh như “kẻ thù số một” của con người.
Dưới góc nhìn đa chiều của một nhà văn ưu tú như Nguyễn Tuân, sông đà không chỉ đơn thuần là một dòng sông hung tợn, dư dội như kẻ thù số một của con người mà đôi khi dòng sông ấy lại hiền dịu, gợ cảm như một vị cố nhân:: “ Con sông Đà gợi cảm … Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”.
Thật là như vậy, con sông Đà mang dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, được tác giả Nguyễn Tuân so sánh như “áng tóc người thiếu nữ”.Không chỉ vậy, nước sông còn thay đổi màu sắc theo mùa, mỗi màu mang một vẻ đẹp riêng: mùa xuân xanh ngọc bích, mua thu thì lừ lừ chín đỏ, … đều là những gam màu ấn tượng.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, mượt mà kết hợp với các hình ảnh giàu tính gợi hình, gợi cảm, tác giả như đắm chìm trong vẻ đẹp của sông Đà. Hình tượng con sông Đà hiện lên ở một khía cạnh khác, mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ, trữ tình, như một bức tranh thuỷ mặc làm vương vấn lòng người.
Sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình. Hai nét tính cách này không đối lập mà còn bổ sung cho nhau làm nổi bật cho vẻ đẹp độc đáo của dòng sông. Đối với nhà văn Nguyễn Tuân mà nói, vẻ đẹp này chính là chất vàng của thiên nhiên vùng Tây Bắc. Qua việc ngợi ca vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Đà, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước say đắm, thiết tha của mình.
Và qua đó, nó đã là nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân: sự độc đáo, tài hoa, uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận mọi sự vật, sự việc dưới phương diện thẩm mỹ, luôn đi tìm cảm hứng trong sáng nghệ thuật, tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt, ấn tượng.
Nét tài hoa, uyên bác của Nguyễn tuân được thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ phong phú, giàu chất hội hoạ, diễn rả mọi sắc thái, cung bậc, màu sắc của sông Đà, vận dụng kiến thức nhiều bộ môn nghệ thuật, khoa học … Chính những điều ấy đã làm nên thành công trong văn phong của Nguyễn Tuân, làm nên thành công cho tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”.
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhân và nhất là con người lao động bình dị ở miến Tây Bắc. Hai chi tiết “có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”.
Những cũng có khi ông lại viết: “ Con sông Đà gợi cảm … Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân” là hai chi tiết nhỏ nhưng đã cho ta thấy một cái nhìn tổng quan nhất về vẻ đẹp của sông Đà và qua đó làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân: sự độc đáo, tài hoa, uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp.
Tham gia Khóa Học miễn Phí của Baitapsachgiaokhoa
Theo Dethihay.com