Đáp án đề 18 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5
Hướng dẫn
Đáp án đề Tả một người bạn đang kể chuyện
1. Muốn tìm được cặp quan hệ từ thích hợp, em tìm hiểu kĩ nội dung các từ ngữ cho sẵn trong từng câu, nhất là tìm hiểu mối quan hệ về nội dung, ý nghĩa giữa hai vế trong từng câu ghép. Trên cơ sở đó, em suy nghĩ để tìm cặp quan hệ từ. Cụ thể, các cặp quan hệ từ cần tìm là:
a) nếu… thì…
b).. nên…
c).. nhưng…
d) không những… mà…
3. Em đọc kĩ từng câu cho sẵn, chú ý mốĩ quan hệ về nội dung giữa hai vế câu. Từ đó, em sẽ nhận ra quan hệ từ dùng sai trong câu, rồi tìm quan hệ từ thay thế để có câu đúng. Cụ thể:
a) Từ nếu thay bằng từ vì.
b) Từ nên thay bằng từ nhưng.
c) Từ nhưng thay bằng từ nên.
d) Từ nên thay bằng từ mà.
3. Tham khảo:
Qua hình ảnh chiếc xe lu, tác giả muốn ca ngợi người công nhân làm đường cho mọi người đi lại. Những phẩm chất tốt đẹp của xe lu cũng chính là những phẩm chất đáng kính trọng ỏ người công nhân làm đưòng. Họ đã lao động với tinh thần nhiệt tình và trách nhiệm cao: san bằng con đường mới đắp, là phẳng con đường rải nhựa, mặc cho “Trời nóng như lửa thiêu” hay “Trời lạnh như ướp đá” vẫn làm việc miệt mài. Chiếc xe lu hay chính là người công nhân đã làm nên những con đường, đem niềm vui đến cho mọi ngưòi đi trên con đường đó.
4.
1. Xác định yêu cầu: Tả một người bạn đang kể chuyện (hoặc đang hát, chơi nhạc cụ, biểu diễn trò vui, đóng vai diễn kịch,…).
Chú ý: Tả rõ những nét nổi bật về hoạt động (đang kể chuyện hoặc hát, chơi nhạc cụ, biểu diễn trò vui, đóng vai diễn kịch,..) nhưng cũng cần xen kẽ vài nét tiêu biểu về ngoại hình, tính cách của người bạn khi biểu diễn ; kết hợp bộc lộ cảm xúc của bản thân trong quá trình miêu tả.
2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 12, Đề 15 – Chú ý về thái độ, cử chỉ, nét mặt, giọng nói, hành động của người được tả.)
3. Tham khảo:
* Tả người bạn đang hát
Sao Mai bước ra sân khấu với bài hát “Bụi phấn”. Chà! Trông bạn hôm nay đúng là một cô “ca sĩ nhí”. Bạn cao hẳn lên khi mặc chiếc váy hồng đài gần chấm gót. Mái tóc buông xoã làm cho bạn chững chạc hơn ngày thường. Tay bạn cầm mi-cơ-rô, chân nhún nhảy theo nhịp đàn, nhịp trống. Rồi tiếng hát trong trẻo của bạn cất lên: “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi,…” Giọng hát thánh thót, ngân nga làm rung động lòng người. Một không khí sôi nổi, vui tươi bao trùm khắp hội trường. Sao Mai vẫn hát say sưa, nhạc đệm lúc bổng, lúc trầm hoà theo lời hát và sự biểu lộ tình cảm của bạn. Khi bạn hát, chiếc răng khểnh lộ ra, trông thật có duyên, giống như ca sĩ Hồng Nhung. Lần hát thứ hai, bạn vừa hát vừa cầm mấy bông hoa cúi xuôhg tặng các thầy giáo, cô giáo đang ngồi dự. Cả hội trường bỗng rào lên tiếng vỗ tay hoan hô người bạn vừa hát hay vừa có cử chỉ thật là đẹp đẽ…
* Tả người bạn đang kê chuyện
Thảo có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà buông chấm vai. Nước da Thảo trắng mịn, cổ mang khăn quàng đỏ nổi bật trên nền áo. Chân bạn đi tất trắng dài tới đầu gối, đôi giày vải cùng một màu trắng tinh. Bạn bước lên sân khấu với tiết mục kể chuyện “Thạch Sanh”, câu chuyện quen thuộc mà nhiều người biết đến. Ấy vậy mà khi giọng kể của Thảo cất lên, cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và dần bị cuốn hút vào câu chuyện. Bạn kể rất truyền cảm làm cho mọi người thấy thương anh Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà và căm ghét tên Lí Thông gian trá. Đến đoạn chàng dũng sĩ Thạch Sanh đánh Trăn Tinh, giọng bạn trở nên thật hùng hồn, sôi nổi. Cứ thế, nội dung câu chuyện được bạn diễn tả bằng cả giọng điệu lẫn nét mặt, ánh mắt và điệu bộ thật hấp dẫn…
(Thực hành Tập làm văn 5, 2003)
Xem thêm Đề 18 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sin giỏi Tiếng Việt 5 tại đây
Theo Dethihay.com