Đề bài: Em hãy lập dàn ý soạn bài “Người con gái Nam Xương”
Bài làm
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Giới thiệu tác giả: Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông sống ở thời triều Lê.
– Giới thiệu tác phẩm: Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm hay thể hiện nỗi oan khuất trong xã hội phong kiến. Một người con gái đẹp người, đẹp nết, những bị xã hội gây ra những oan khuất, nên phải tìm tới cái chết để giải thoát mình.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Nội dung và bố cục của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
a. Nội dung: Truyện viết về việc người con gái có tên là Vũ Thị Thiết sau khi lấy chồng, chồng đi đánh giặc ở nhà chung thủy trước sau như một chờ chồng, nuôi con chăm sóc mẹ già nhưng lại chịu hàm oan. Bị chồng hiểu lầm là không chung thủy rồi đuổi ra khỏi nhà, khiến cô vì quá oan ức mà nhảy sông tự tử.
-Nỗi oan của nàng con gái này đã lay động đất trời nên linh hồn của nàng sau khi chết được Nam Phi vợ vua thủy cung cứu giúp. Sau khi vợ chết người chồng biết mình nghi ngờ oan cho vợ vô cùng hối hận nên lập đàn giải oan cho vợ. Người vợ được minh oan linh hồn siêu thoát đầu thai kiếp khác.
b. Bố cục của truyện chia làm 3 phần:
– Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”).
– Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Từ chỗ qua năm sau… tới đoạn trót đã qua rồi).
– Đoạn 3: Vũ Nương được giải oan (còn lại).
Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như thế nào?
– Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính, phẩm hạnh vô cùng đoan trang, nết na
– Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng là người giữ trọn phép tắc vợ hiền dâu thảo không to tiếng, không cãi lại lời chồng và mẹ chồng. Trước lúc chồng đi xa nàng cũng dặn dò chồng rất nhiều điều thuận theo đạo làm vợ.
– Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ sắc son chung thủy, trước sau như một, một lòng một dạ chờ chồng không tơ vương tới bất kỳ một người đàn ông nào.
– Khi làm dâu, Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng chu đáo nhưng lúc bà ốm đau, lo thuốc thang tận tình.
– Vai trò một người mẹ, nàng là một người mẹ hiền thương yêu con mình, chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ. Vũ Nương là người toàn vẹn, hiếu nghĩa, thủy chung. Nàng là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam luôn biết hy sinh thân mình vì người khác, lối sống cao đẹp, đạo đức, phẩm hạnh của nàng khiến cho người đọc vô cùng cảm động
Câu 3. Trương Sinh một người đàn ông hồ đồ, đa nghi luôn thể hiện tính hay ghen, gia trưởng độc đoán. Một tính xấu thường thấy ở người đàn ông châu Á. Chính sự đa nghi, thói hay ghen của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương phải tự tử, khiến cuộc đời nàng đi tới chỗ đường cùng vì oan khuất quá lớn.
Nỗi đau của nàng chính là nỗi đau chung của nhiều phụ nữ phải sống trong xã hội phong kiến hà khắc. Chồng nàng Trương Sinh là đại diện cho lối suy nghĩ ấu trĩ, lạc hậu, gia trưởng của lớp người phong kiến
Câu 4. Tình huống chuyện lôi cuốn, có nút thắt, nút mở tạo ra nhiều kịch tính cho người đọc, khiến người đọc vừa thương cảm cho Vũ Nương vừa ấm ức căm ghét sự mù quáng của Trương Sinh. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi viết một câu chuyện bi kịch và nhiều nút thắt đến như vậy
Câu 5. Trong chuyện có chứa đựng yếu tốt liêu trai, thần kỳ làm cho câu chuyện càng thêm hấp dẫn, tạo nhiều kịch tính cho người đọc và tạo lối thoát cho câu chuyện một cách logic.