Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài thơ “Tiểu đội xe không kính”

Dàn ý bài thơ “Tiểu đội xe không kính”

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Bài làm

+ Mở bài: Nói qua về xuất xứ của bài thơ ra đời 1969 trong chiến tranh kháng chống đế quốc Mỹ.

– Bài thơ xuất hiện trên báo Văn Nghệ năm 1969- 1970 là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Tiên Duật

+ Thân bài:

– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ “Xe không kính không phải xe không có kính” thể hiện cái nhìn lạc quan hài hước của tác giả về việc lái một chiếc xe ô tô mà không có nổi một cái kính chắn bụi, hay một cái gương chiếu hậu đảm bảo an toàn.

– “ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Thể hiện sự anh dũng lòng quả cảm của các anh bộ đội lái xe trong thời kỳ kháng chiến.

– Từ những chiếc xe không có kính đó nhưng những người lính trường sơn vẫn kiên cường chiến đấu thể hiện bản lĩnh của mình, không sợ kẻ thù dù chúng có những vũ khí mạnh tối tấn hơn đất nước ta rất nhiều.

– Cách sử dụng từ ngữ của tác giả giống như một lối kể chuyện bằng văn xuôi vừa giản dị, gần gũi vừa thể hiện được những nét phá cách trong việc dùng từ ngữ: “ung dung”, “nhìn đất” “nhìn trời” “nhìn thẳng” thể hiện cái nhìn đầy khí phách lạc quan yêu đời chứ không phải cái nhìn sợ sệt khép nép trước kẻ thù nhiều quyền lực.

– Giọng điệu lạc quan, tinh nghịch, pha chút ngang tàng đầy kiêu hãnh của tác giả làm cho bài thơ thêm phần hùng tráng nhưng cũng không kém phần gần gũi thân thuộc.

– Cách dùng điệp từ, điệp ngữ được lặp lại nhiều lần “ lại đi, lại đi, trời xanh thêm” thể hiện niềm tin vào sự toàn thắng của đất nược trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

– Hình ảnh “ nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” thể hiện sự gian khổ trên hành trình kháng chiến của người lính.

– Hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc” thể hiện hình ảnh người lính rất mộc mạc giản dị, nhưng nhiều hùng tráng.

– Nghệ thuật tương phản giữa vật chất và tinh thần từ sự khó khăn về vật chất nhưng tinh thần của người lính vẫn luôn rất lạc quan yêu đời.

Kết

– Bài thơ này là một bài thơ mang đậm phong cách tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng với các bài thơ nổi tiếng khác như ” Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”

Nó thể hiện được tinh thần hiên ngang kiên cường, yêu đời của người lính cụ Hồ trong kháng chiến, dù khó khăn về vật chất thiếu thốn nhiều thứ nhưng các anh vẫn hiên ngang đi tới không bao giờ lùi bước.

    Check Also

    nu sinh 20181115 040157 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *