Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm

Dàn ý bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:

Con cò mà đì ăn đêm,

Đậu phái cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi, ông vói tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Bài làm

A, Mở bài:

-Trong các bài ca dao xưa thì hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc, vì con cò thường gắn với ruộng đồng. Và có lẽ bỏi vậy mà hình ảnh con cò luôn luôn gắn với cuộc sống lam lũ của người nông dân, người phụ nữ Việt xưa.

-Nêu câu ca dao cần cảm nhận:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

B, Thân bài:

-Nói đôi nét về hình ảnh con cò trong ca dao

+Con cò luôn luôn gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao.

+Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

>>> Hình ảnh con cò ẩn dụ nói chuyện sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp.

Xem thêm:  Gia đình em chuyển đến nơi ở mới, cách xa ngôi trường cũ em đang học. Hãy viết một lá đơn gửi đến ban Giám hiệu trường em để được chuyển trường

+Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, thì dường như việc người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ là bình thường và quen thuộc. Bởi có lẽ vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.

-Bài ca dao gợi ra cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia.

+Tình cảnh của con cò được nhắc đến trong câu hát là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn.

+Từ hình ảnh con cò mọ lặn lội để tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng, thì tác giả dân gian như đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

-Thông thường, thì cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái hẳn lại với tập tính của loài cò.

Xem thêm:  Tả cảnh buổi chiều quanh một hồ nước

+Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu dường như đó mới chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chi tiết này đã chứa đựng đầy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

+Ta sẽ vẫn mãi cảm kích nhớ đến mẹ cha, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm, cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay, oan ức.

>>>Người Việt Nam ta luôn luôn đòi hỏi tinh thần của mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm. Một dân tộc Việt Nam như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục được chứ?

C, Kết luận

-Bài ca dao như một lời dặn dò, trăng trối nghe đến thật nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng

>>>Cái lẽ làm người trong sạch đó như sẽ còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn của dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương – đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm, bài ca dao màu nhiệm đến tận ngày nay.

    Check Also

    nu sinh dak lak xin1115 040129 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *