Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân : “Nhà văn dùng “ Vợ Nhặt“ để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng “. Trình bày cảm nhận của anh chị về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân.
Bài làm
Chẳng biết từ bao giờ , khi xét về những sự đối kháng trong cuộc sống , thì có lẽ cặp hình ảnh bóng tối và ánh sáng được người ta nghĩ đến đầu tiên . Mối quan hệ giữa chúng ta là sự tương phản đến gay gắt dường như là :
Ánh sáng và bóng tối
Chẳng bao giờ yêu nhau
( sáng và tối – Nguyễn Thành Huân )
Và bản chất tương phản vốn có của chúng cũng được các nhà nghệ sĩ kết hợp với bàn tay nhào nặn điêu luyện của họ để tạo ra nhiều tác phẩm mang tính triết lí cho trang viết riêng của chính mình . Cũng như tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân , đã từng được nhà văn Trần Đồng Minh nhận xét rằng : “ Nhà văn dùng “ Vợ Nhặt “ để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái . Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng “
Kim Lân – một cây bút danh tiếng của nền văn học Việt Nam chuyên viết truyện ngắn trước cách mạng tháng 8 , bản thân Kim Lân đã nhiều năm phải sống lăn lóc trong cảnh đói nghèo , đó có lẽ cũng là lí do khiến ông trở thành nhà văn của những số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX . Các nhân vật của ông đều mang hình bóng của tác giả , là con người hiền hậu , chất phác và giàu tình yêu thương , tình người . Kim Lân được ví như một “ loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó là những hạt bụi vàng hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng “ ( Trần Đình Sử )
Truyện ngắn Vợ Nhặt là một bức tranh nghệ thuật khắc họa rõ nét khung cảnh ngày đói của dân tộc ta vào năm 1945 . Đó là giai vô cùng tang thương của đất nước ta , sự thảm khốc ấy cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 : “ … từ Quảng Trị đến Bắc Kì , hơn hai triệu đồng bào ta chết đói …” . Nhưng cái đặc sắc của Vợ nhặt chính là không cần dùng một từ ngữ đanh thép nào để khắc họa khung cảnh nạn đói ấy , mà thông qua tình huống truyện độc đáo tác giả vẫn có thể làm bật lên sự kinh hoàng của nó . Và cũng từ đó tác giả đã thể hiện được nét đẹp trong tâm hồn con người thông qua các nhân vật của mình
Theo lời nhận xét của nhà văn Trần Đồng Minh thì “ đòn bẩy “ ở đây có nghĩa là giá trị nghệ thuật của tác phẩm , là cái tình huống truyện độc đáo với cái tài dẫn truyện vô cùng hấp dẫn kia của Kim Lân . Còn bóng tối của bức tranh là ẩn dụ chỉ “ sự hủy diệt khủng khiếp “ của nạn đói 1945 , qua đó cũng thể hiện được giá trị hiện thực tác phẩm . Màng tối của bức tranh hiện thực buồn đau chính là phông nền cho những giá trị nhân đạo cao đẹp được bật lên những tia sáng ấm lòng – vẻ đẹp của tâm hồn con người , nơi mà tình người và niềm tin khát vọng sống được bùng cháy .
Ngay từ nhan đề , hai từ Vợ Nhặt đã hiện lên đầy mỉa mai , chua xót , một nỗi đau không sao nói đuộc thành lời , Từ đó có thể thấy rằng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy tạo nên tình huống truyện bi hài , sự hấp dẫn bất ngờ cho thiên truyện . Ngay giữa cái lúc nạn đói đã tràn đến xóm này , tác giả đặt vào đó một mối tình , thật táo bạo . Một anh cu Tràng dân ngụ cư , nghèo khổ , xấu xí lại còn thô kệch , vậy mà chỉ với “ bốn bát bánh đúc “ và vài câu “ hò chơi cho đời bớt nhọc “ đã có được cô “ vợ nhặt “ – người đàn bà vô gia cư, bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách . Đây quả là một tình huống vừa bi lại vừa hài . Bi ở chỗ là trong cái cảnh nạn đói đang diễn ra , “ người chết như ngả rạ “ vậy mà anh Tràng lại còn dắt về một cô vợ . Còn cái hài nằm ở chỗ là vợ mà lại “ nhặt “ về , đơn giản vậy sao ? Từ xưa đến nay , việc dựng vợ gả chồng là vấn đề trọng đại cần phải cưới , cheo vậy mà cái đói đã đẩy người lao động đến bước đường cùng giá trị con người trở nên rẻ rúng đến thảm hại . Người ta có thể nhặt được vợ như nhặt bất kì cái rơm , cái rác vương vãi trên đường . Vậy đấy , anh cu Tràng chỉ mất có bốn bát bánh đúc , hai hào dầu , một bữa cơm mà có thể lấy được vợ . Với nghệ thuật viết văn già dặn , vững vàng của mình , Kim Lân đã đem đến một luồng gió mới cho đề tài về nạn đói . Chính tác giả cũng đã từng nói về tác phẩm của mình rằng : “ Tôi muốn cho độc giả thấy dù hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cả . Có tình người là có hy vọng vào tương lai “ .Tác giả khẳng định vẻ đẹp của tình người , tình nhân ái của những con người đói , họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống kia . Ngay từ đầu câu chuyện , tác giả đã vẽ ra một “ Vợ Nhặt “ đầy bóng tối , tái hiện lại bức tranh tang thương sặc mùi tử khí của cái nạn đói lịch sử kinh hoàng năm Ất Dậu ( 1945 ) . “ Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào . Những gia đình từ những vùng Nam Định , Thái Bình , đội chiến lũ lượt bồng bế , dắt díu nhau lên xanh xám như bóng ma , và nằm ngổn ngang khắp lều chợ , đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường . Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người …dưới những gốc đa , gốc gạo xù xì , bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma “ . Bài thơ “ Đói “ của Bàng Bá Lân – Nguyễn Xuân Lân từng miêu tả lại :
“Khắp đường xa những xác đói rên nằm
Trong nắng lửa, trong bụi lầm co quắp.
Giữa đống giẻ chỉ còn đôi hố mắt
Đọng chút hồn sắp tắt của thây ma;
Những cánh tay gầy quờ quạng khua khoa
Như muốn bắt những gì vô ảnh,
Dưới mớ tóc rối bù và kết bánh,
Một làn da đen xạm bọc xương đầu.
Răng nhe ra như những chiếc đầu lâu,
Má hóp lại, răng hằn sâu gớm ghiếc.
Già trẻ gái trai không còn phân biệt,
Họ giống nhau như là những thây ma,
Như những bộ xương còn dính chút da
Chưa chết đã bốc xa mùi tử khí!
Mùi nhạt nhẽo nặng nề kỳ dị,
Một mùi tanh lộn mửa thoảng mà kinh.”
Ở đây , tác giả đã hai lần so sánh người với ma để diễn tả cái giai đoạn kinh khủng đó như một lần nửa làm sống dậy trước mắt bạn đọc , cái giai đoạn mà ranh giới sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc , cõi dương như hòa vào cõi âm , trần gian thì mấp mé bờ vực của âm phủ . Sự rùng rợn của cái cảnh tượng ấy lại càng tăng lên khi tác giả kết hợp kênh âm thanh “ tiếng qua trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết ,… tiếng hờ khóc vẳng đến từ phía những nhà có người chết đói với mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng và khét lẹt “ . Ở đây , tác giả không sa vào việc diễn tả lại nạn đói đó mà chủ yếu là miêu tả số phận bèo bọt của những người cùng khổ trong thời bấy giờ . Anh cu Tràng là dân ngụ cư , nghèo khổ xấu xí , thô kệch , làm nghề kéo xe bò thuê , sinh sống cùng với một người mẹ già trong một căn nhà chẳng khác căn nhà chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn “ của Ngô Tất Tố là mấy . Còn vợ Tràng xuất hiện với một vẻ ngoài thảm thương hơn , người gầy yếu xanh xao , gầy sọp đi ,quần áo rách tả tơi như tổ đỉa , trên cái mặt lười cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt trũng hoáy . Phải nói nhân vật vợ nhặt ( Thị ) là người đàn bà với năm cái không : không rõ lai lịch , không nhà cửa , không gia đình , không nghề nghiệp , thậm chí cái tên cũng không có . Thị lúc bấy giờ đang lê từng bước chân nặng nề của mình đến gần bờ vực cái chết , như bản năng sinh tồn của một kẻ sắp chết Thị cố bám víu vào bất cứ thứ gì mình có thể bám được . May mắn thay , anh cu Tràng lại xuất hiện vào đúng thời khắc ấy , không hẳn là “ cái phao cứu sinh “ cho cuộc đời Thị nhưng có thể coi Tràng như “ một khúc cây “ mà Thị có thể bám víu vào để tiếp tục chiến đấu giữa “ cái biển người chết của tử thần “ kia , dù cho khúc cây kia là khúc cây mục . Là thân phận phụ nữ trước mặ một người đàn ông xa lạ , thế mà Thị lại đanh đá , sưng sỉa , cong cớn , gạ gẫm đòi ăn , đã vậy lại còn “ cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì “ , chẵng nhẽ Thị không biết xấu hổ ư ? Không , Thị biết chứ , biết rõ lắm nhưng vào cái thời khắc đó “ sự kêu gào của dạ dày “ cùng với bản năng sinh tồn mãnh liệt “ đã cùng nhau vùng lên đánh bại “ thế lực “ của danh dự , sĩ diện , lòng tự trọng và cả phẩm giá của một người đàn bà . Và sau đó tiếp diễn theo sự phát triển của suy nghĩ , Thị đã đem cuộc đời mình ra đặt cược bằng cách theo không Tràng về làm vợ , với Thị bấy giờ thắng hay thua có lẽ cũng chẳng còn quan trọng nữa bởi Thị chẳng còn gì để mất cả nhưng ít ra Thị có được một gia đình để làm điểm tựa về mặt tinh thần . Hình tượng của người vợ Nhặt chính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận con người trong “ cái đám tang khổng lồ năm Ất Dậu “ ấy . Như Kim Lân đã từng bộc bạch : “ Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp . Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi , dần dần mất hẳn . Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi . Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra . Chết đói là một thực tế khốc liệt .Đó là cái chết từ từ , hao mòn dần , quằn quại dần . Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó . Có những người đói ngày ngày bới rác tìm một mẫu thức ăn thừa , buổi tối họ lại về nằm cạnh nhau bàn tán về chuyện làng quê , chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát , con cái đi xin mang phần về cho , ông ta vẫn áo the , đội khăn xếp ngồi giữa nhà để ăn . Có người đói xô vào cướp cám để ăn , bị đánh cũng không chịu đánh lại , họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai nhưng họ vẫn phải làm vì đói . Nói tóm lại , bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau : Đói . Nó vừa cay vừa đắng , vừa đớn đau … “ đó cũng chính là giá trị hiện thực của tác phẩm.