Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bình luận về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim

Bình luận về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim

Đề bài: Anh/chị hãy bình luận về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”

Bài làm

Trong kho tàng văn học Việt Nam, thể loại ca dao, tục ngữ sức sống dễ dàng để tiếp cận, đơn giản, mà sâu sắc nhất, ý nghĩa, có thể nói thấm đượm, mang đầy những đúc kết đúng, quý giá của cha ông ta.Với những hình ảnh cụ thể,sinh động, gắn với thực tiễn, cái nhìn có chiều sâu làm cho được kho tàng bài học ấy ngày càng khổng lồ, bài học, tấm gương để thế hệ sau học tập, phát huy. “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một câu tục ngữ rất hay.

Mỗi chúng ta dường như đã quá quen thuộc với câu tục ngữ gắn với thời học sinh mỗi người, nó vẹn nguyên trong tâm trí cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hình ảnh gợi mở cho ta liên tưởng đến những chiếc kim khâu may vá, thêu thùa của người dân không ai nghĩ nó lại xuất phát điểm từ chính những cục sắt to, nặng. Nhưng không điều gì không thể, cục sắt ấy ngày ngày được mài rũa bởi bàn tay của người thợ, họ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài. Nhưng bên cạnh đó, suy rộng ra tất cả không hẳn bởi sự khéo léo lành nghề, điêu luyện mà hơn hết thảy đó là sự cố gắng, nỗ lực, một sự kiên trì đến tuyệt vời. Cây kim- cục sắt một ẩn dụ đại diện cho mồ hôi, sức lực, thành quả miệt mài ấy của người lao động. Và cũng nhờ đó, bài học về lòng kiên trì mà thế hệ đi trước truyền lại thật đúng, thấm thía cho con cháu với suy nghĩ dù có những việc đến với chúng ta nó to lớn, khó khăn, nhưng hãy cứ nhẫn nại, thực hiện cần mẫn từng ngày, nó sẽ trở nên dễ dàng, chúng ta sẽ vượt qua dễ dàng.

Xem thêm:  Chọn lọc 99+ stt nhớ người yêu ở xa ngắn ý nghĩa lay động cảm xúc người đọc

Sau tất cả, quan niệm ấy luôn đúng trong mọi thời đại. Trong cuộc sống của chúng ta, con người thậm chí động vật, đều luôn có sự tồn tại của tính kiên trì không nhiều thì ít, đó luôn được coi như một đức tính tốt, bởi thực tế đã chứng minh rằng để đạt được thành công, để đạt được một điều gì mong muốn, mỗi bản thân xuất là phát kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai, rồi cùng với đó là phải lòng kiên nhẫn chờ đợi thành quả. Hiếm thấy có ai thành công khi mà bỏ cuộc giữa chừng, dễ hiểu rằng không có lòng kiên định vào hành động của mình thì không làm được việc gì hết. Chắc hẳn chúng ta đã hình dung ra được những hình ảnh cụ thể về đực tính kiên trì, nó dễ kiếm, dễ tìm, dễ học tập, là một thói quen tốt đáng để mọi người phải thêm vào hành trang cuộc đời của mình để trở thành người có ích, người tốt, người thành công trong xã hội.

Chúng ta chắc sẽ không thể quên được hình ảnh một anh chàng bị liệt hai tay vì căn bệnh quái ác bẩm sinh nhưng không vì thế mà nhụt chí học hành,tu dưỡng bản thân, “tàn nhưng không phế”, anh đã rèn luyện cực khổ cho đôi chân của mình để tập làm những việc nhỏ nhặt thay cho đôi tay, rồi ngày qua ngày sống với khát khao đam mê bản thân,được cống hiến cho xã hội, con người đó đã trở thành một nhà giáo ưu tú, một tấm gương tiêu biểu cho sự nỗ lực vượt lên số phận khiến bao người phải ngưỡng mộ, đem đến những bài học sâu sắc, biểu tượng điển hình nhất cho sức mạnh của lòng kiên trì là bất diệt. Không ai khác chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Là một thiên tài Thomas Edison, phát minh ra bóng đèn điện giúp cho con người sử dụng ánh sáng nhân tạo để hoạt động, ông đã phải trải qua biết 1000 lần thử nghiệm không thành công, là những lần mất mát về tài sản, là những buổi miệt mài nơi phòng thí nghiệm để phát minh ra một chiếc được cả thế giới dùng đến ngày nay, Là những lương y có tâm huyết thử nghiệm hàng trăm lần để tìm hiểu ra loại thuốc mới có tác dụng trong y học, cho việc chữa bệnh… và hơn thế nữa văng vẳng quanh chúng ta là câu chuyện về loài rùa và thỏ trong cuộc chạy đua, cho ta hiểu rằng dường như lòng kiên trì xuất hiện tạo ra chính là lúc Rùa chiến thằng được Thỏ, một con vật luôn chậm chạp lại thắng được một con vật luôn được mệnh danh là nhanh nhẹn. Bạn thấy đấy, phép màu đã xuất hiện phải không?.

Xem thêm:  Giới thiệu Chiến tranh và người bản xứ

Phép màu ấy nào có xa lạ gì khi miêu tả nó bằng vỏn vẹn hai chữ kiên trì, cố gắng. Nó đúng với con người giỏi, chịu thương chịu khó, họ tạo nên được những kết quả cao trong các kì thì. Thông minh không hẳn quyết định cho sự thành công của họ, chỉ có sự tự giác, biết phấn đấu, tìm hiểu ngày qua ngày tích lũy lại họ sẽ thành giỏi, nếu không có sự luyện tập, rèn giũa, sau những giờ trên lớp, thì có thông minh đến đâu cũng sớm trở nên quên, không tiếp thu được trọn vẹn lời truyền dạy. Đúng như một vĩ nhân đã chiêm nghiệm được “thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài”.

Còn trong thời đại chiến tranh, thử hỏi nếu không có nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì, sự đoàn kết, vượt lên những sự hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh ngập tràn trong một thời gian dài khó khăn, thì làm sao chúng ta có thể hưởng lại nền hòa bình vốn có của một nước Văn Lang-Âu Lạc, lịch sử ta đã ghi lại đầy đủ, và luôn tự hào một phẩm chất trên vô vàn những yếu tố góp phần tạo thành công vang dội của dân tộc đó chính là sự “Kiên trì” với cả kế hoạch đề ra, với cả tinh thần người quân dân…

Xem thêm:  Khám phá những stt buồn về vợ chồng mà bạn không nên bỏ lỡ

Những ví dụ cụ thể ấy tạo nên sự sinh động cho chân lý bất biến của những câu ca dao, tục ngữ mang hàm nghĩa tương tự mà sự phong phú ngôn từ của các nhà văn nhân dân đã tạo nên nó “”Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu cùng đầy tổ” hay “Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng” …và cuối cùng là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.”

Bác chúng ta, cũng là một điển hình cho tấm gương sáng ngời về sự kiên trì, toát lên trong phong cách sống đáng ngưỡng mộ của người. Bài học về lòng nhẫn nại luôn tồn tại mãi qua các thời kỳ, nó biểu hiện bởi sự muôn hình, muôn vẻ, bài học ấy giúp em hiểu rằng mình cần tu dưỡng nó trong đời sống hành ngày, luôn bình tĩnh, giữ thái độ tích cực khi làm bất cứ điều gì, không thất vọng chán nản trong quá trình, phải rèn luyện tu dưỡng thật sớm để đạt kết quả tốt xứng đáng. Câu tục ngữ còn cho thấy được những sự thức tỉnh, lời phê phán nhẹ nhàng cho những ai lười biếng, không có tính kiên trì, thiếu kiên nhẫn sẽ khó mà thành công.

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *