Home / Văn mẫu tiểu học / Văn mẫu lớp 5 / Biện pháp so sánh, nhân hóa -Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Biện pháp so sánh, nhân hóa -Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Biện pháp so sánh, nhân hóa -Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Hướng dẫn

Biện pháp so sánh, nhân hóa – Ôn tập Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

– So sánh là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm làm rõ đặc điểm của một trong hai đối tượng đó.

– Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.

Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:

a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.

b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.

c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.

d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.

Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau? Giữa chúng có điểm gì giống nhau?

a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.

b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.

c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.

d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.

Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.

a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.

b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.

c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.

Bài tập 4. Đọc các câu dưới đây và cho biết:

– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh?

– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá?

– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá?

a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.

b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.

c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

>>Xem đáp án bài tập tại đây.

Tags:Biện pháp so sánh · Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt · nhân hóa · Tiếng Việt 5

Xem thêm:  Phân tích những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh dak lak xinh 15 040142 310x165 - Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em Bài làm Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *