Trong những câu ca dao, tục ngữ của nhân dân ta luôn luôn phản ánh tất cả những khía cạnh trong cuộc sống từ kinh nghiệm, vốn sống, cách học làm người, sự phê phán,… Mỗi câu hát luôn ẩn chứa những bài học sâu sắc. Những câu hát châm biếm chính là một bài nằm trong khung chương trình học lớp 7. Bài học cũng có rất nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ cho nên muốn học tốt bài thì chúng ta phải soạn bài thật kỹ. Đừng bỏ qua bài soạn mà Giải văn mang đến cho các bạn hôm nay nhé!
Soạn bài Những câu hát châm biếm
Bài làm
Bài 1: Sự “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Ngay ở trong hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào ở trong xã hội?
– “Hay tửu hay tăm”: Nói về thói nghiện rượu.
– “Hay nước chè đặc”: Nói về thói nghiện chè đậm.
– “Hay nằm ngủ trưa” còn về ban ngày thì ước có được những ngày mưa, thế rồi vào ban đêm thì lại luôn ao ước có những “đêm thừa trống canh”’ và thói nghiện ngủ.
Thông qua đây ta nhận thấy được hình ảnh “chú tôi” ở đây như là một gười vô cùng nhiều tật như rượu chè và lại còn lười biếng nữa. Kho giới thiệu về việc nhân duyên thì người ta luôn nói những điều tốt đẹp thế nhưng trong câu hát lại ngược lại hoàn toàn đó là cách nói ngược để châm biếm.
Chúng ta có thể nhận thấy được ở đây cũng chính với hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, đồng thời như cũng lại vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Có thể nói đây cũng chính là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao xưa.
>>> Tóm lại thì đây chính là bài mà phê phán, châm biếm được những hạng người lười biếng trong xã hội.
Bài 2: Nhai lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự để làm rõ hơn.
Có thể nhận thấy được ở đây cũng chính là lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, luôn luôn nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng thầy bói lại luôn dùng cái trò ấu trĩ để hòng lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Không chỉ dừng lại ở đó thì bài ca cũng đã dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói là gì. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật gậy ông đập lưng ông để gây cười và châm biếm sâu sắc.
Không chỉ dừng lại ở đó chúng ta cũng nhận thấy được bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp. Đồng thời là những trò mà lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Không dừng lại ở đó thì bài ca cũng lại châm biếm những người luôn mê tín và tin tưởng vào những ông thầy bói dốt nát và vô căn cứ ckia.
Tìm bài ca dao có nội dung tương tự như bài ca dao trên:
Chập chập thôi lại cheng cheng,
Con gà trống thiến để riêng cho thầy.
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!
Câu 3: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Chúng ta nhận thấy được rằng cũng chính mỗi con vật trong bài 3 là tượng trưng cho một loại người, chứng minh cho một hạng người. Có thể thấy được hình ảnh con cò tượng trưng cho người nông dân, tượng trưng cho hạng người dân thường, người nghèo ở làng xã. Còn con Cà cuống tượng trưng cho những kẻ tai to mặt lớn được hiểu đó chính như xã trưởng, lí trưởng và đây cũng chính là hạng người lợi dụng quyền thế, luôn luôn lợi dụng cơ hội để có miếng ăn. Còn hình ảnh chim ri, chào mào lại là hình ảnh như tượng trưng cho loại người giông như cai lệ giống như lính lệ trong làng. Qủa thực đây còn được biết đến là loại người có tý quyền lực nhưng lại thừa cơ ăn theo.
Có thể nói chính việc chọn các con vật để miêu tả hay để có thể “đóng vai” như thế thật là lí thú biết bao nhiêu. Nguyên do cũng chính là vì các con vật là hình ảnh sinh động của đủ loại, cũng lại đã đủ những hạng người trong một đám tang. Chúng ta cũng nhận thấy được những người bị nạn đến người lợi dụng tai nạn người khác để chè chén kiếm phần thiệt hơn. Thông qua đó chúng ta cũng thấy được nội dung bài ca dao trở nên châm biếm, như cũng đã phê phán sâu sắc hơn.
Chính cảnh tượng trong bài cũng hoàn toàn không phù hợp với một đám tang một chút nào cả. Thông qua đó ta nhận ra được cái chết thương tâm và một cái chết như cũng thật tang tóc của gia đình con cò lúc này đây cũng đã lại trở thành dịp ăn nhậu và như lao xao chia phần một cách vô tội vạ.
>>> Nói tóm lại ta nhận thấy được bài ca này phê phán, cũng như đã châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội xưa cũ. Cho đến nay hủ tục này vẫn còn đó.
Soạn bài Những câu hát châm biếm Ngữ văn 7
Câu 4: Trong bài 4, chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biến của bài ca dao này?
Chúng ta có thể nhận thấy được chính trong bài 4 chân dung “cậu cai” luôn luôn được miêu tả với những nét chính đó là:
– Đầu thì đội “nón dấu đuôi gà”: Thông qua chi tiết này chứng tỏ cậu cai là lính và cũng chứng tỏ đây cũng là người có “quyền hành”, địa vị trong xã hội.
– Với hình ảnh “Ngón tay đeo nhẫn”: Thông qua chi tiết này thì cho thấy cậu cai có vẻ cố làm thêm ra dáng giàu sang nữa.
– Thế nhưng thật bất ngờ biết bao nhiêu khi áo quần của cậu thì phải “đi mượn”, “đi thuê” thật là buồn cười. Một con người quyền hành như cậu Cai mà phải đi thuê quần áo và thông qua đây nói lên sự khoe khoang, luôn luôn cố làm ra vẻ bên ngoài để có thể dọa, lòe bịp những người khác mà thôi.
Xét về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này cũng đã được thể hiện ở các điểm sau:
– Tác giả dân gian cũng đã gọi anh cai lệ là “cậu cai” điều này dường như cũng vừa như để lấy lòng, vừa đồng thời cũng như xếp anh vào hạng trai lơ để mỉa mai kín đáo nhất.
– Có thể nhận thấy được cũng chính cách định nghĩa về cậu cai ở hai dòng đầu, tác giả dân gian lúc này đây dường như bĩu môi mà nói rằng khi đội nón lên rồi đeo nhẫn vào là thành cậu cai, chứ cai là cái thứ gì chứ.
– Câu nói “Ba năm được một chuyến sai” chính là từ cũng được dùng nghệ thuật phóng đại thật tài tình. Thông qua đây thì cũng có ý nói chẳng mấy khi cậu cai mới được một “chuyến sai”. Cũng vì thế mà chẳng mấy khi cho nên áo quần quan cũng có mấy lần mặc cũng chẳng cần phải chuẩn bị làm gì nữa. Lý do vậy cho nên đi thuê, đi mượn.
Những câu hát châm biếm chắc chắn sẽ là một bài học lý thú, tạo được tiếng cười cho mỗi người học sinh. Và đặc biệt nếu được soạn bài cẩn thận thì đây hoàn toàn có thể là một buổi học thành công. Trên đây Giải văn cũng mang đến cho chúng ta được kiến thức bổ ích, dễ học, dễ nhớ của bài.
Chúc các em có một giờ học vui vẻ!
Minh Nguyệt
Các em có thể tham khảo một số bài soạn liên quan đến chương trình Ngữ văn 7 dưới đây:
Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội
Soạn bài cảnh khuya
Soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Soạn bài những câu hát than thân
Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người