Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn

Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn

Đề bài: Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn

Bài Làm

Ai trong mỗi chúng ta đều phải đi học, đều phải tích lũy thêm những vốn kiến thức cho bản thân. Cũng như ông cha ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng những câu ca dao tục ngữ, trong đó có một câu nói mà tất cả học sinh chúng ta đều thuộc làu vì đây là câu nói được đặt ở mỗi lớp ở trường học các cấp: “Tiên học lễ, hậu học văn.”

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì trước hết phải học lễ nghĩa, sau khi học được lễ nghĩa thì mới có thể học kiến thức. Nếu chỉ có thể học mỗi kiến thức thì rất dễ vì ai cũng có thể học được, nhưng cái khó nhất trong rèn luyện là học lễ nghĩa, học cách ứng xử hay chính là học làm người.

Muốn trở thành một con người giỏi, có ích cho đất nước, cho xã hội thì mỗi con người phải biết tu dưỡng đạo đức của bản thân. Phải học cách ứng xử với mọi người,biết đối nhân xử thế để có thể làm tấm gương cho mọi người có thể học tập theo. Rèn luyện đạo đức của bản thân không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều mà đây là việc rèn luyện bền bỉ, lâu dài và suốt cuộc đời. Trước hết, khi còn là học sinh, khi vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải học tập và luôn bồi dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, đội, tham gia vào các phong trào của đoàn trường. Phải luôn biết ứng xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới. Phải biết vâng lời thầy cô, vâng lời ông bà cha mẹ.

Không được có những thái độ coi thường với những người có hoàn cảnh khó khăn, hay tàn tật và luôn phải đối xử công bằng với họ. Đã bao giờ bạn tự hỏi, những người ăn xin sẽ nghĩ như thế nào, nếu bạn “vứt tiền” vào giỏ cho họ chưa? Sẽ rất khó để bạn tưởng tượng được, họ phải đến bước đường cùng, họ không còn sự lựa chọn nào nữa, thì họ mới làm thế. Họ không bắt ép bạn cho tiền, thậm chí những gói đồ ăn thừa, những bộ quần áo cũng của bạn cũng giúp họ cảm thấy được bao bọc nhiều hơn. Thay vì “vứt tiền” bạn hãy đặt những đồng tiền dù ít nhưng có ý nghĩa vào tay cho họ. Họ đáng được trân trọng, yêu thương thay vì cho rằng: đã đi ăn xin thì không cần lòng tự trọng.

Sau khi bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cần thiết phải rèn luyện đạo đức, nhưng trước hết, để hiểu được vấn đề và đưa vào thực tế thì bạn cần phải nhận thức được, sau đó sẽ có những hành động để áp dụng những điều hiểu biết của họ vào trong cuộc sống. Khi đạo đức đã được rèn luyện thì sao đó, bạn cần học tập thật tốt để cung cấp kiến thức cho bản thân. Khi bạn học tiểu học, bạn thấy vốn kiến thức thật nhiều và khó. Nhưng càng lên cao, khi quay đầu nhìn lại, thì vốn kiến thức mình được học trước đây lại quá nhỏ bé. Chính vì vậy, hãy cố gắng để tiếp thu kiến thức cho bản thân.

Xem thêm:  Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

Sau khi đã rèn luyện và bồi dưỡng cả lễ nghĩa và kiến thức thì bạn hãy đem những kiến thức của mình học được ra để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Đó cũng chính là những điều mà ông cha ta đã gửi gắm đến cho con cháu của mình ẩn sau câu tục ngữ: “Tiên học lễ hậu học văn”.

Check Also

myhuyen 1 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *