Đề bài: Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
Bài làm
Khát vọng cống hiến, khát vọng luôn luôn mong cho nước nhà thêm tươi đẹp đó cũng chính là khát vọng của nhiều nhà yêu nước, nhiều văn nghệ sĩ. Thanh Hải cũng đã thể hiện được khát vọng muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời thông qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Ngay từ phần mở đầu người ta cũng đã có thể nhận thấy được hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả Thanh Hải mở đầu cho bài thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Người ta cũng nhận thấy được ở đây có một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Đó chính là một gam màu tím thật gợn nhẹ nhàng biết bao nhiêu, không gian lại như gợi mở ra đó chính là hình ảnh:
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng
Có thể nhận thấy được chính trong không gian vang vang và vô cùng vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế. Mùa xuân của đất trời được gợi nhắc lên đó chính là một bông hoa tím và tiếng hót của chim chiền chiện. Thông qua mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả Thanh Hải cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi ông cũng tinh tế chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, mùa xuân của nhân dân và đất nước. Không thể phủ nhận được chính với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” đây cũng chính là những biểu tượng của hai nhiệm vụ của con người đó chính là sự chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước Việt Nam ta mà tác giả cũng đã sử dụng với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm nhất:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Thông qua khổ thơ ta nhận thấy được chính hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non. Hình ảnh của lộc non lúc này đây cũng đã theo người cầm súng và người ra đồng. Câu thơ cũng có thể hiểu được theo nghĩa đó chính là họ cũng đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của Tổ quốc thân yêu của chính họ.
Phân tích bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
Tác giả Thanh Hải cũng đã sử dụng biện pháp điệp từ, sử dụng biện pháp điệp ngữ như nhấn mạnh và đồng thời như cũng muốn kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Thanh Hải như muốn nói rằng chắc chắn rằng rồi sau này thì đất nước sẽ còn đi lên, cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều để có thể vươn đến một tầm cao mới không có sự dừng chân cũng như sự ngơi nghỉ chút nào cả. Trong khổ thơ còn gợi lại chính sức sống của mùa xuân đất nước nó còn tinh tế khi được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả. Mùa xuân của đất nước còn thể hiện được cả những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm. Đất nước bốn ngàn năm đó cũng đã phải trải qua biết bao vất vả và gian lao để có thể vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân luôn tươi đẹp. Với những hình ảnh so sánh hay hơn ta nhận thấy được đất nước thật đẹp và cũng hiên ngang:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Khổ thơ cho chúng ta nhận thấy được đó cũng chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải mà tác giả muốn đối với đất nước, dân tộc. Qủa thực chính với những giọng thơ ấy dường như cũng lại rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người biết bao nhiêu.
Ác giả Thanh Hải cũng thật tài tình, đó chính là từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước ta như cảm nhận thấy được mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm cũng như thể hiện được một sự tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Nhìn mùa xuân tươi đẹp như vậy nên tác giả cũng có mong ước được cống hiến cho mùa xuân của đất nước:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Người ta nhận thấy được ở đây có được một lời thơ như ngân lên thành lời ca. Thanh Hải đã thay từ “Tôi” sang “Ta” như muốn nói khát vọng dâng hiến, được cống hiến cho đất nước là trách nhiệm của mọi người chứ không phải của riêng một ai cả.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Khổ thơ cũng cho thấy được sự cống hiến không bao giờ phân biệt tuổi tác. Sức nhỏ cống hiến nhỏ để có thể phục vụ kháng chiến, góp phần xây dựng quê hương đất nước của chính mình.
Người đọc cảm nhận được ngay từ sự kết túc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế đó chính là những điệu Nam ai, Nam Bình như cứ ngân vang, ngân xa và mênh mang tha thiết chẳng khác gì là một bài ca ca đất nước. Thông qua đó cũng lại biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của chính người thi sĩ với đất nước, quê hương:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế
Thông qua thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” thì nhà thơ Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, cũng vô cùng thiết tha sâu lắng. Nhà thơ cũng đã có được những ước nguyện khiêm nhường để có thể đóng góp sức mình vào trong mùa xuân chung của đất nước.
Minh Nguyệt