Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích thơ Hai cư của Ba – sô

Phân tích thơ Hai cư của Ba – sô

Phân tích thơ Hai cư của Ba – sô

Hướng dẫn

Phân tích thơ Hai cư của Ba – sô

Thơ Hai- cư là một thể thơ đặc trưng của nền văn học Nhật Bản, thơ Hai- cư được xem là thể thơ ngắn nhất trên thế giới, mỗi bài thơ Hai- cư đều có một tứ thơ nhất định mà thường được những nhà thơ ghi lại với những cảnh vật, hiện tượng cụ thể. Điển hình nhất trong dòng thơ Hai- cư là nhà thơ Ba – sô.

Bài thơ đầu tiên, tác giả Ba- sô đã viết về tình cảm gắn bó đối với quê hương mà mảnh đất nơi mình gắn bó trong một thời gian dài xa quê:

“Đất khách mười mùa sương

Về thăm quê ngoảnh lại

Ê – đô là cố hương”

Ba- sô rời xa quê hương của mình từ sớm để lập nghiệp, hơn mười năm ông mới có điều kiện trở lại quê hương Mi – ê của mình, tuy nhiên khi trở về rồi ông lại cảm thấy nhớ Ê- đô, mảnh đất mà mình đã sinh sống và làm việc suốt mười năm, ông đã coi Ê- đô như quê hương thứ hai của mình. Bài thơ thứ nhất này đã thể hiện được tình cảm gắn bó,yêu thương của nhà thơ Ba- sô đối với mảnh đất mà mình đã từng ở.

“ Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đô

mà nhớ Kinh đô”

Xem thêm:  Hướng dẫn phân tích tác phẩm Tỏ Lòng – Ngữ văn 10

Ba- sô đã có một thời gian sống ở kinh đô Ki- ô- tô, sau đó ông đã chuyển đến sinh sống ở Ê- đô.Khi nghe thấy tiếng chim đỗ quyên hót thì ông nhớ về những kí ức khi còn ở Ki- ô – tô và viết lên bài thơ này. Hình ảnh chim đỗ quyên là một điển tích trong nền văn học của Trung Quốc, nó gắn liền với việc vua Thục bị mất nước. Ở Nhật Bản, hình ảnh của chim đỗ quyên lại được dùng để chỉ sự tiếc thương khi thời gian trôi đi, thể hiện nỗi buồn và sự vô vọng của con người.

“ Lệ trào nóng hổi

Tan trên tay tóc mẹ

Làn sương thu”

Ba- sô xa nhà từ khi còn rất trẻ,khi bốn mươi tuổi ông trở về quê nhà thì vô cùng đau xót khi biết mẹ đã mất.Người ta đã đưa cho ba- sô di vật mà mẹ để lại, đó là một mớ tóc bạc. Sự đau xót khôn nguôn là cảm xúc khi ông viết lên bài thơ này.

Sự đau đớn, xót xa của nhà thơ Ba- sô được thể hiện thông qua hình ảnh của giọt lệ rơi xuống nắm tóc bạc của mẹ. Quý ngữ của bài thơ là sương thu ý chỉ mái tóc của mẹ bạc trắng như sương hay sương thu như giọt lệ xót xa, hiểu theo nghĩa nào cũng hướng đến thể hiện triết lí về sự ngắn ngủi, vô thường của đời người.

Xem thêm:  Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

“Tiếng vượn hú não nề

Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc

Gió mùa thu tái tê”

Ba- sô trong tác phẩm “Du kí phơi thân đồng nội” sáng tác năm 1685 đã từng tâm sự về câu chuyện khi ông đi ngang qua cánh rừng đã nghe thấy tiếng vượn hú đầy náo nề, chính tiếng hú bất ngờ ấy đã gợi nhắc cho ông nhớ đến hình ảnh của một đứa bé đáng thương bị chính bố mẹ bỏ lại ở trong rừng.

Ở Nhật Bản vào những năm xảy ra nạn đói, mất mùa đã có rất nhiều gia đình không nuôi được con đành dứt ruột để lại chúng ở trong rừng. Khi nghe thấy tiếng vượn hú, Ba- sô lại nhớ về một sự việc đau lòng mà ông từng chứng kiến.

“ Mưa đông giăng đầy trời

Chú khỉ con thầm ước

Có một chiếc áo tơi”

Bài thơ được sáng tác dựa trên một câu chuyện có thật mà nhà thơ từng chứng kiến, đó là khi đi qua một khu rừng, ông đã nhìn thấy hình ảnh của một chú khỉ nhỏ đang run lên vì lạnh, khi ấy nhà thơ đã tưởng tượng ra chiếc áo tơi để giúp co chú khỉ đỡ lạnh.

Hình ảnh của chú khỉ nhỏ trong bài thơ đã gợi ra hình ảnh những người nông dân đáng thương trong cơn đói rét của thời đại. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ với con người.

Xem thêm:  Góc nhìn khác-Suy nghĩ khác và bài học từ câu chuyện bán giày

Bằng hình thức của những câu thơ ngắn gọn, súc tích, nhà thơ Ba- sô đã truyền tải được trong những bài thơ của mình về những triết lí, những tư tưởng,quan niệm của ông về cuộc sống.

Theo Baivanhay.com

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *