“Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ….”
Hướng dẫn
Đề bài: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự” (Nguyễn Đình Thi – Mấy ý nghĩ về thơ)
Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi là một người nghệ sĩ tài ba, ông không chỉ có tài làm thơ mà còn là một người có tài vẽ tranh, soạn nhạc…Tuy nhiên, người ta vẫn biết nhiều hơn là một nhà thơ chứ không phải một nhạc sĩ hay họa sĩ. Bàn về thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.
Thân bài: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ….”
Trước hết ta phải hiểu câu nói trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nghĩa là gì. Nếu như ta thường nghe nói thơ là tiếng lòng của tác giả, của con người thì ở đây tác giả nói thơ phải có tư tưởng và ý thức. Bởi vì thơ là tiếng lòng, là rung động cảm xúc của tác giả mà những rung động cảm xúc ấy lại xuất phát từ những suy nghĩ. Và chính vì xuất phát từ suy nghĩ nên thơ phải có tư tưởng và ý thức. Tư tưởng biểu hiện trong thơ là tư tưởng của tác giả về cuộc sống còn tư tưởng của thơ thì nằm ngay ở cảm xúc của tác giả.
Ta có thể thấy điều đó qua những bài thơ tiêu biểu. Nhà thơ Quang Dũng rung động trước cuộc sống, nhà thơ nhớ về những người đồng đội của mình trong đoàn quân Tây Tiến xưa, nhà thơ suy nghĩ, suy tưởng và viết những cảm xúc tình tự của mình thành bài thơ Tây Tiến. Trong bài thơ ấy hẳn chúng ta không thể quên được những câu thơ chứa đầy tư tưởng của Quang Dũng và chiến binh Tây Tiến:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Đó là tư tưởng về cuộc sống của nhà thơ. Những người lính Tây Tiến ra đi quyết nhận lấy cái chết để đổi lấy sự bình yên cho quốc gia, sự an cư cho người nông dân đất Việt. Tư tưởng của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến với vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn, với những giờ liên hoan văn nghệ, với cảnh chia tay quyến luyến bịn rịn và cả những chặng đường hành quân đầy gian nan thử thách.
Tố Hữu cũng viết bài Việt Bắc để đánh dấu sự kiện chiến thắng năm 1954, trận Điên Biên Phủ lừng lẫy oanh tạc. Qua những cảm xúc và tình tự của mình với con người và thiên nhiên Việt Bắc, nhà thơ thay mặt cho những người lính miền xuôi suy nghĩ về những tình cảm, những kỉ niệm đã có với mảnh đất và con người nơi này. Qua bài thơ ta có thể thấy được tư tưởng đoàn kết dân tộc, sự yêu nước của nhân dân ta và sự đấu tranh bền bỉ, niềm tin vào Đảng và Bác Hồ:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
….
Ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan
Nguyễn Khoa Điềm cũng thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân qua bài thơ Đất Nước, Nguyễn Đình thi gửi gắm tư tưởng ra đi một lần để tổ quốc còn mãi, những trời xanh bát ngát, những dòng sông phù sa sẽ mãi là của đất nước chúng ta.
Kết bài: Bài văn nói lên nỗi niềm của câu thơ “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ….”
Như vậy có thể nói mỗi nhà thơ khi sáng tác đều gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình một tư tưởng về cuộc đời. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ được thể hiện trong thơ. Chính vì mà thơ luôn có tư tưởng, những tư tưởng ấy biểu hiện qua cảm xúc, tình tự của tác giả. Qua đó ta cũng thấy rằng nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật đúng khi nhận xét về thơ như thế.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Y NGHIA CUA THI
THO PHAI CO TU TUONG
THO CO CAM XUC
Theo Blogvanmau.com