Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Kim Lân được xem là một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong mảng văn chuyên viết về hiện thực trong văn chương hiện đại nước ta. Và viết về mảng hiện thực này của Kim Lân, Vợ nhặt được xem tác phẩm nổi tiếng nhất, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc nhiều nhất của ông. Tác phẩm có tình huống truyện, nhân vật truyện và cách trần thuật truyện vô cùng giàu giàu sự gợi mở và sáng tạo, bộc lộ được sâu sắc tâm lý, tính cách cũng như tư tưởng của thiên truyện. Câu chuyện về con người và cuộc đời của anh cu Tràng, đặc biệt là ngã rẽ khi anh có vợ, chính xác là “nhặt được vợ” từ những sự tầm phào, từ những câu nói tầm phào như “Muốn ăn cơm trắng với giò, lại đây mà đẩy xe bò với anh” khiến người đọc vừa cảm thấy có chút hài hước, nhưng cũng vừa cảm thấy nhiều sự xót xa, thương cảm vô cùng.

Tác phẩm này xoay quanh bộ ba nhân vật anh cu Tràng, bà cụ Tứ – mẹ anh và nhân vật người vợ nhặt. Những con người nghèo khổ với cuộc sống bình dị, giản đơn với ước mơ về hạnh phúc giản dị. Và duyên số giúp cho ba con người ấy gắn kết lại với nhau, cùng nhau thực hiện mơ ước. Câu chuyện cho người đọc cái nhìn khách quan và thấm thía về nỗi đắng cay tủi nhục của những kiếp người, kiếp đời khốn khổ trước cách mạng tháng 8, đồng thời cũng cho người đọc hiểu thêm được sức mạnh của tình yêu thương và tình người, tình đời được soi sáng từ những nơi tăm tối nhất.

Truyện ngắn Vợ nhặt được viết ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954) với bối cảnh từ nạn đói 1945 – một trong những trang bi thảm nhất của lịch sử  dân tộc ta khi đầu năm 1940, phát xít Nhật nhả vào Đông Dương cấu kết cùng thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta lâm vào tình cảnh “Một cổ hai tròng”. Một phần hiện thực, một phần hệ lụy của câu chuyện đó được phản ánh trong những trang truyện này.

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là nhân vật Tràng. Tràng là con nhà nghèo, là dân ngụ cư, làm nghề kéo xe thuê. Ngoại hình Tràng hô kệch, xấu xí, đầu cạo trọc, lưng bè to như lưng gấu, “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lí thú vừa dữ tợn, cái áo nâu tàng vắt ngang một bên cánh tay, cái đầu trọc nhẵn cúi về đằng trước, hình như hững lo lắng về vật chất trong một ngày đè xuống cái lưng to rộng như lưng gấu của hắn”. Đã thế Tràng lại hơi ngây ngô “hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm những điều hắn nghĩ. Với một hoàn cảnh xuất thân và bản chất con người như vậy, Tràng quả thực khó lấy vợ vô cùng. Nhưng bên trong con người ấy lại có tâm hồn thuần hậu, hiền lành, chất phát “Trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình vập vạp của hắn …là ùa cả ra vấy lấy hắn cười váng cả lên…. Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ cười hềnh hệch”

Xem thêm:  99+ lời chúc 8/3 cho cô giáo hay nhất nhằm tri ân công lao trời biển

Chuyện Tràng “nhặt được vợ” là đầu têu của ngọn nguồn câu chuyện. Chuyện Tràng nhặt được vợ diễn ra khá bất ngờ, chỉ có hai bận tầm phơ tầm phào thế mà thành vợ thành chồng. một lần kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng chỉ có vài câu nói đùa vậy mà thị giúp Tràng đẩy xe và Tràng cũng quên ngay sau đó nhưng thị thì lại nhớ. Lần thứ 2 găp lại, Tràng mời thị ăn bánh đúc “Thị cắm đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì và Tràng cũng chỉ buông ra một câu nói đùa “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, ấy vậy mà thị theo Tràng về nhà thật.

Lúc đầu, Tràng cũng thấy “chờn” bởi vì “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng” nhưng lúc sau thì Tràng cũng tặc lười chấp nhận “chậc, kệ”.  Việc Tràng có vợ không biết là phúc hay họa điều đó chưa biết sẽ ra sao. Nhưng chuyện Tràng nhặt được vợ như nhặt cái rơm cái rác  ngoài đường chứng tỏ mạng n gười bị rẻ rúng đến tội nghiệp và cũng cho thấy ở Tràng  khát vọng hạnh phúc là có thật.

unnamed file 3 - Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân

Cảnh Tràng đưa vợ về nhà trong không gia, thời gia trong buổi chiều chạng vạng, Tràng đưa người vợ nhặt về nhà , điều đó khiến ai cũng phải ngạc nhiên xen lẫn vui mừng.  Cả xóm ngụ cư đều thấy lạ lắm , những đứa trẻ con chạy ra và gào lên “chông vợ hài”, còn những người khác thì đứng  cả trong ngưỡng cửa nhìn ra  bàn tán.. những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì đó lạ lùng và tươi mát  thổi vào cuộc sống đói khát  tăm tối ấy của họ.

Với Tràng, dường như anh thấy mình cần phải đứng đắn, chững chạc hơn. Trên đường đưa vợ về nhà, Tràng đã có những thay đổi “mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường.Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.” Khi biết mọi cặp mắt đang đổ dồn về phía hắn và thị hắn vừa thích thú, vừa xấu hổ, cái mặt cứ vênh lên tự đắc “Hắn lấy làm thích lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”. Khi chỉ còn mình hắn với thị đi bên nhau, đã có lúc hắn muốn nói với thị “ một câu rõ tình tứ” nhưng rồi hắn chẳng biết nói thế nào bởi sự thật đến với hắn một cách quá bất ngờ, hắn đi bên thị ,mà vẫn chưa hết cảm giác xa lạ. Bao trùm lên là niềm hạnh phúc đến bàng hoàng, đến quên đi những đe dọa trước mắt. Kim Lân như nhập vào với nhân vật của mình để diễn tả nỗi vui sướng của Tràng “Trong một lúc Tràng như quên đi cảnh sống ê chề tối tăm hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những ngày tháng trước mặt. Trong lòng hắn chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng tháy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng”. Cảm giác đó của Tràng là gì nếu như đó không phải là  cảm giác hạnh phúc.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương"

Tràng đưa người vợ nhặt về nhà trong bối cảnh, hoàn cảnh khá đặc biệt. Đó là không khí của nạn đói đang tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nàor, trong lúc người ta nuôi thân không đủ, cái chết đang rình rập thì anh cu Tràng lại rước thêm một người đàn bà lạ về nhà – thêm một miệng ăn. Nên tình huống Tràng nhặt được vợ là tình huống bất ngờ nhưng cũng rất éo le .Người vợ nhặt theo không một cách đáng thương, tội nghiệp không hề được cưới treo, tự nguyện theo không.

Kim Lân đã sáng tạo lên một tình huống truyện độc đáo , oái oăm, vừa vui mừng vừa bi thảm. Tất cả câu truyện được phát triển theo tình huống oái oăm này.Tình huống này có vai trò đặc biệt trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những con người lao động nghèo khổ, cơ cực, thô kệch. Trong hoàn cảnh luôn bị cái chết đe dọa nhưng có mọt tấm lòng đáng trân trọng. Biết chia sẻ cưu mang, trân trọng người cùng cảnh ngộ. Vượt lên trên cái đói khát để hướng tới khát vọng hạnh phúc.Tỏ ra ân hận về việc làm trước kia, khi được thị giác ngộ. Qua nhân vật Tràng, ta hiểu thêm về phẩm chất cao đẹo của người nông dân xưa kia, dù nghèo đói nhưng vẫn thấm đượm tình người, vẫn khao khát về tỏ ấm gia đình, hướng về sự sống.

Nhân vật Thị là người phụ nữ không tên, không tuổi được gọi bằng một đại từ: “Thị”. Không rõ bản quán, lưu lạc  đến chợ tỉnh để kiếm miếng ăn rồi gặp Tràng. Thân hình Thị tiều tụy, rách rưới. Chính cái đói đã khiến thân hình của thị bị tàn phá một cách ghê gớm, có người đã nhận xét, “Thị như một con ma đói” khiến Tràng trong lần thưc 2 gặp lại thị Tràng cũng không nhận ra “hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọm hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cũng chỉ miếng ăn mà thị mất đi cái nữ tính, thị trơ trẽn đến mức đòi hỏi để được ăn và khi được ăn thì “ thị cắm đầu ăn một chặp 4 bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì” và chấp nhaanjtheo không người khác cũng chỉ vì cái đói.

Xem thêm:  Bst stt hài hước khó đỡ được giới trẻ chia sẻ khủng trên Facebook

Lúc đầu gặp Tràng Thị đúng là người phụ nữ chao chát chỏng lỏn, cong cớn, ăn nói trống không chẳng quen mà bắt Tràng phải có trách nhiệm với mình. Nhưng sau tất cả, Thị đã thay đổi, Thị tỏ ra thẹn thùng, xấu hổ trước con mắt của người dân xóm ngụ cư, chiếc nón tàng che khuất đi nửa mặt. Chân nọ bước ríu cả vào chân kia. Cũng thật tội nghiệp cho thị vì phải theo không về nhà chồng, không còn chút danh giá, danh dự nào. Được bà cụ Tứ chấp nhận, thị thấy nhẹ nhõm và làm tròn bổn phận của người con dâu, người vợ. Thị trở thành người phụ nữ ngăn nắp gọn gàng, làm cho căn nhà  ngày càng trở lên ấm cúng hơn. Thị trở thành một người đàn bà thật hiền dịu, không chao chát chỏng lỏn như trước nữa. Kim Lân thấu hiểu, chia sẻ với cảnh ngộ của nhân vật.

Khi thấy Tràng reo lên như đứa trẻ, tâm trạng bà cụ Tứ – mẹ Tràng  trở nên phấp phòng khác thường, có cái gì đó bất thường đang chờ đợi bà. Bà lão ngạc nhiên, bước chân bà lập cập, run rẩy của bà. Vì lòng người mẹ nghèo khổ ấy nào giám mơ ước gì cao hơn, đâu giám nghĩ người kia là vợ của con mình. Bà ngạc nhiên hơn khi thị chào bà bằng “u”. Khi Tràng cắt nghĩa, niềm vui chưa chợt đến “ bà cụ nín lặng”. Bà ai oán cho phận nghèo của mình, xót thương cho cảnh ngộ của con trai. Lòng bà hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, tự trách mình, bà khóc, khóc vì thương con quá, vì nghĩ tương lai mờ mịt của co trai mình. Rồi bà cụ khẽ thở dài,ngẩng lên nhìn người đàn bà  lòng đầy thưng xót, cảm thương với cảnh ngộ của con dâu, cũng hiểu cảnh ngộ của con mình và bà mừng lòng. Lời nói của bà cụ Tứ làm cho Tràng và thị nhẹ nhõm, vui mừng hẳn lên. Qua đây ta thấy bài là người mẹ nghèo nhân hậu, bao dung và rất mực nhạy cảm. Tuy vậy bà vẫn không thôi lo lắng nhưng bà vẫn đối xử với nàng dâu một cách ân cần, chu đáo.  Dặn dò các con chuyện làm ăn. Động viên an ủi các con chuyện làm ăn bằng cách thổi vào lòng chúng niềm tin vào cuộc sống.

Vợ nhặt là một tác phẩm hay, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc yêu văn chương. Những vẻ đẹp sâu xa của tác phẩm được khám phá khiến nhiều người không khỏi bất ngờ hiện thực không tô vẽ, giá trị nhân văn và nhân đạo đong đầy. Hơn hết là sự tỏa sáng của tình người, tình thương đồng loại, tình cảm gia đình. Đó chính là nền tảng, sức mạnh cũng như chỗ dựa cho mỗi con người.

Minh Anh

 

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *