Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Hướng dẫn
1. Mở bài:
– Nguyễn Thành Long là nhà văn khá nổi tiếng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.
– Các tác phẩm của ông phản ánh những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
– Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác sau đợt nhà văn đi thực tếvùng cao, in trong tập “Giữa trong xanh”, xuất bản năm 1972.
– Qua hình ảnh người thanh niên một mình trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang âm thầm công hiến cho Tổ quốc.
2. Thân bài:
* Cuộc gặp gỡ trong một khung cảnh đặc biệt.
– Bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lên vùng cao nhận công tác và anh thanh niên trông coi trạm khí tượng ở trên đỉnh núi gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa.
* Những con người với phẩm chất trong sáng đáng quý.
+ Nhân vật chính: anh thanh niên trông coi trạm khí tượng.
– Anh mới hai mươi bảy tuổi, nhận công tác ở đây đã được bốn năm, một mình sống giữa núi cao heo hút, làm nhiệm vụ theo dõi chuyển biến của thời tiết để báo về trung tâm khí tượng, kịp thời phục vụ sản xuất và chiến đấu (dẫn chứng).
– Tính tình cởi mở, vui vẻ và hiền hậu. Yêu cuộc sống, yêu con người, có tinh thần trách nhiệm cao (dẫn chứng).
– Ham học hỏi, khiêm tôn và tế nhị (dẫn chứng)
+ Các nhân vật phụ:
– Bác lái xe: gắn bó với con đường lên Sa Pa đã ba mươi năm; tính tình nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Ông hoạ sĩ: ham mê nghệ thuật, giàu tình cảm, chu đáo.
– Cô kĩ sư trẻ: háo hức trước cuộc sống mới, có ý chí phấn đấu cao nhưng vẫn giữ được những nét đẹp dịu dàng, trong sáng.
– Một vài nhân vật được anh thanh niên nhắc đến: ông kĩ sư trồng rau, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét của trung tâm khí tượng… Tất cả đều là những con người say mê với công việc, đang âm thầm công hiến sức mình cho đất nước, nhân dân.
* Nghệ thuật:
– Cái đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa được tác giả tái hiện trong truyện bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình và chất thơ, qua rung cảm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ.
3. Kết bài:
– Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” không có cốt truyện, nhưng nó hấp dẫn người đọc bởi cách kể tự nhiên, lôi cuốn của tác giả.
– Các nhân vật, sự kiện trong truyện đậm chất hiện thực và phảng phất trong vị trữ tình nên thu hút được thiện cảm của người đọc.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật của tác giả khá tinh tế, sắc sảo.
– Đây là một truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Theo Dethihay.com