Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Những bài văn thuyết minh hay

Những bài văn thuyết minh hay

Những bài văn thuyết minh hay

Hướng dẫn

Thuyết minh vtrang phục.

Bài làm

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, có thắt lưng. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Người xưađi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánhnhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Một vài tài liệu cho rằng việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục làdo những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên chúa Nguyễn Phúc Khoát ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách.

Vào năm 1930, một họa sĩ đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài mới có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo dài mới mặc cho đúng mốt phải đi với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bót đầm.

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo dài mới, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

Thập niên 1960, có nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan. Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bốtrí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bó sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mĩ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.

Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòaxòa phủ kín đôi chân, đồng thời khi bước đi thấy thấp thoáng ẩn hiện mũi giày dưới sóng lụa. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương, và đã làm xao xuyến lòng bao chàng trai.

Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thông lại vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một sốnơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, “phụ tùng lệ bộ” cũng đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn vành truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc vương miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc sắc của thứ trang phục truyền thông có một không hai này.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn vẻ đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chỉ trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang. Nó cho thấy thấp thoáng sống eo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ.

Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kĩ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để vi chỉnh nữa mới hoàn thiện.

Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm.

Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thông thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn. Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.

Thuyết minh vBến Nhà Rồng.

Tòa nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu “lưỡng long chầu nguyệt” nên thường được gọi là “Nhà Rồng”, do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng.

Nơi đây, ngày 05-06-1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, anh thanh niên ngày nào trở thành nhà cách mạng lãnh đạo đất nước đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám, lập ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc.

Xem thêm:  Tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi lớp 5

Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Bến Nhà Rồng là một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuốinăm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô tip “lưỡng long chầu nguyệt”, một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, tòa nhà đã có ba phòng trưng bày. Sau hai lần tu bổ (1990, 1995) đã có chín phòng với 1.482,62 m2 diện tích trưng bày; hai phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong chín phòng trưng bày hiện tại, có sáu phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ba phòng trưng bày chuyên đề thời sự.

Từ năm 1995 đến nay, bảo tàng đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đề mang tính thời sự tại bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lí đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài những hoạt động chính, bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi kí, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ hí tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thông, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của thành phố.

Trong hơn 20 năm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thăm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (năm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3.300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu năm (2005) đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bảo tàng đã vận động nhân dân hiến tặng 2.093 tư liệu.

Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi và lòng mến khách, yêu nghề của cán bộ công nhân viên, bảo tàng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách tham quan và nhân dân miền Nam. Với những thành tích như trên, liên tục từ năm 1992 đến nay, bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Văn hóa Thông tin; của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt năm năm liền từ 1992 đến 1996, bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; năm 1998, nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của thành phố, đồng thời UBND thành phố đã phối hợp với Hiệp hội Lyon của Pháp đầu tư trang thiết bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21-11-1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống, năng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm.

Thuyết minh vmột di tích kiến trúc nghệ thuật.

Bài làm

Nhà thờ Đức Bà, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 40m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, quận 1). Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố.

Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ Thiên Chúa giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc, cố đạo Lefebyre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ.

Nhà thờ đầu tiên đó quá nhỏ nên vào năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng một thánh đường bằng gỗ bên bờ “Kinh Lớn”.

Ngày 7 tháng 10 năm 1877, đức cha Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó Soái Nam Kì và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ ban phước và khánh thành được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kì Le Myre de Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang (transept) ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50m, ngang 2m, nặng 600kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50m.

Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì đức cha làm Giám mục với hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp “bảo hộ”, “khai hóa” cho Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục Giám mục, tay phải dẫn hoàng tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là tượng “Hai hình” để phân biệt với tượng “Một hình”, là bức tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.

Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ Wang-Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân đồng minh. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc ấy và bây giờ.

Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133m, tính từ cửa ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35m. Chiều cao của thánh đường là 21m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.

Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khôi đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màughép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtích, tôn nghiêm và trang nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này hiện chỉ còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.

Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh-đường một ánh sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.

Ngay trên cao phía cửa chính là “gác đàn” với cây đàn organ ông, một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3m, ngang 4m, dài khoảng 2m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.

Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol, la, si, đô, rê, mi), gồm sáu âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, si, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, đô). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo.

Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 3.150kg, chuông rê nặng 2.194kg và đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785kg, đường kính miệng chuông 2,25m, cao 3,5m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng sinh.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc 5 giờ và 17g30. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông. Vào đêm Giáng sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.

Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng lõm, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5m, dàikhoảng 3m và ngang độ hơn 1m, nặng hơn 1 tấn, đặt năm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kĩ nhưng nó hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ treo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống chuông riêng, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.

Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được khắc ở trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và cho thế giới được hòa bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latinh có nghĩa là Nữ vương Hòa bình. Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hòa bình của Việt Nam và thế giới. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gởi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc.

Thuyết minh về một lễ hội.

Bài làm 1

Hội đua ghe ngo là một hoạt động thể thao trong Lễ Ooc-Om-Bok, lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh thần Mặt trăng của người Khơme Sóc Trăng. Diễn ra vào ngày rằm tháng Mười (âm lịch) hàng năm, đua ghe ngo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn hóa của người Khơme. Sau lễ cúng trăng và thả đèn nước đêm 14, sáng hôm sau cả khúc sông Maspero (Sóc Trăng) náo nức chào đón các đội ghe ngo về dự hội đua.

Xem thêm:  Nói về giá trị của sách, nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki viết: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. Em hãy bình luận ý kiến trên.

Đến trưa, trước khi con nước dâng, hàng nghìn người tụ tập kín cả hai bờ sông hồ hởi chờ lệnh xuất phát. Hòa trong tiếng trống, dàn nhạc ngũ âm rộn rã, một hồi còi vang lên réo rắt báo hiệu lệnh xuất phát. Đó là lúc từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng đồng phục tươm tất đồng loạt khom người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, phèng la đẩy chiếc ghe nhanh về phía trước. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò thúc giục rộn ràng cả mặt sông.

Ghe ngo là một loại thuyền độc mộc, dài khoảng 30m, được trang trí họa tiết rồng, sư tử, hổ sặc sỡ. Mỗi ghe đua có từ 54 đến 60 tay chèo được tuyển chọn từ những thanh niên trai tráng, lực lưỡng nhất của các phum sóc. Họ ngồi thành cặp dọc theo chiều dài thân ghe, mạnh mẽ vung chèo theo nhịp của người điều khiển. Tay chèo làm bằng gỗ nhẹ hoặc vật liệu tổng hợp không thấm nước, bản rộng và mỏng để tăng sức cản. Lái có tác dụng định hướng chuyển động của cả ghe và người cầm lái thường phải là một ngư ông kinh nghiệm trong vùng.

Tương truyền, hội đua ghe ngo xuất phát từ nhà chùa, nơi cứ rằm tháng Mười hàng năm lại treo đèn kết hoa Ăngkovát để thỉnh kinh Phật. Các ghe thỉnh kinh về sẽ đua tranh xem ghe nào về trước, phổ truyền kinh đặt trên lá thốt nốt. Ban đầu, hội đua ghe chỉ có ở Sóc Trăng, sau lan truyền ra nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…

Từ năm 2002, với chủ trương duy trì và phát huy truyền thống văn hóa, thể thao dân tộc, đua ghe ngo đã chính thức trở thành một môn thể thao đỉnh cao. Tôn trọng truyền thống của người Khơme Sóc Trăng, môn thi này được tổ chức ở con sông cầu Quay, với sự tham gia của hơn 20 đội khắp các tỉnh Tây Nam Bộ. Môn thi được chia làm 4 nội dung: nam 1200m, nam 800m, nữ 800m và nữ 600m.

Bài làm 2

Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỉ thứ XVIII. Một vùng đất gồm những cư dần nhiều nơi về đây khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp.

Lễ hội chọi trâu nhằm tôn vinh Thuỷ thần, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Để có những con trâu vào cuộc đấu giành thứ bậc cao (trận chung kết) trong ngày chính hội (9/8 âm lịch), vòng đấu loại phải thực hiện trước đó (tháng 6 âm lịch). Theo tục lệ, ba làng Đồ Sơn, Đồ Hải và Ngọc Xuyên đều có trâu tham gia trận chung kết. Lệ căn cứ vào “suất đinh” trong số 18 giáp ở ba làng để chọn ra số trâu được thi đấu vòng cuối của mỗi làng.

Ngày hội chính, nhiều người dân từ Trà cổ (Quảng Ninh) cũng đi thuyền kéo nhau về dự hội, vì Đồ Sơn là đất tổ của họ (Trà cổ có tổ Đồ Sơn). Người dân khắp nơi trong thành phố và nhiều tỉnh thành ở xa tấp nập tới dự hội:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mồng chín tháng Tám chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mồng chín tháng Tám thì về chọi trâu.

Thời gian mở hội đã là bài ca truyền tụng từ lâu đời trong dân gian.

Chọi trâu Đồ Sơn diễn ra trong một buổi, ít khi kéo dài tới một ngày. Cuộc đấu có khi chỉ trong khoảnh khắc là quyết định. Khâu chuẩn bị cho giờ phút giao đấu quyết liệt ấy lại rất công phu và vô cùng thận trọng, vì đây là “Sự thần”.

Địa điểm mở hội là đình tổng Đồ Sơn. Cờ hội giăng giăng trước cửa đình. Cọc phân định mốc giới sới chọi đã được căng dây trên bãi đất rộng chừng 20.000m2. Khán đài dành cho các quan khách được dựng lên và trang trí lộng lẫy. Hai bên sới chọi có dựng các chuồng cho trâu chờ xuất trận. Hai lá cờ hội lớn được cắm ở hai đầu sới.

Các trâu chọi của các làng vào Xào Xá. Người rước trâu thần phải tắm rửa sạch sẽ sao cho thật thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dứa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ, sừng buộc những dải lụa điều.

Lễ dâng hương mở hội bắt đầu ở đền Nghè thuộc phường Vạn Ninh. Sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên Đồ Sơn chia thành hai hàng trình diễn vừa uyểnchuyển, vừa mạnh mẽ. Màu sắc biến hóa linh hoạt và huyền ảo. Tay vung cờ, chân tiến lùi trong tiếng trông trận. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng. Có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.

Hội chọi trâu là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng.

Thuyết minh vchiếc nón lá.

Bài làm

Nón này che nắng che mưa

Nón này để đội cho vừa đôi ta.

(Ca dao)

Nón lá không xa lạ với chúng ta. Áo dài và nón lá là nét đặc thù của phụ nữ Việt Nam.

Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2.500 – 3.000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử.

Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu xăng-ti-mét. Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón.

Theo Dethihay.com

Check Also

hinh anh hot girl hoc suong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *