Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nêu suy nghĩ của em về anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Nêu suy nghĩ của em về anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Bài làm

Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét đẹp và để lại trong lòng người đọc những tình cảm quý mến. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều tình cảm khó phai mờ.

Anh thanh niên với vóc người nhỏ nhắn, mang biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian” vì anh phải làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù lạnh lẽo. Suốt ngày anh chỉ cô độc, làm bạn với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng”, với mỗi ngày báo cáo về “nhà” bốn lần một cách chính xác. Những khắc nghiệt, băng giá của núi rừng Sa Pa dù mưa tuyết hay gió chực ào ào xô tới cũng chẳng khiến anh chùn bước. Tuy là công viêc nhàm chán, buồn tẻ nhưng anh vẫn luôn yêu, trân trọng nó. Anh đã dũng cảm vượt qua nỗi cô độc và hiểm nguy mà chính anh phải đối diện. Qua đó chúng ta thấy sáng lên lý tưởng sống cao đẹp nơi anh. Giá trị đích thực nơi anh chính là lẽ sống – sống vì mọi người, sống vì cộng đồng

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng

Anh luôn tìm được niềm vui giữa những khó khăn, gian khổ trong công việc, tư tưởng của tác phẩm lắng đọng nhiều trong lòng người đọc hẳn là lời tâm sự của anh thanh niên với ông họa sĩ già: “Mình sinh ra là gì, đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. Đó là những lời tâm sự xuất phát từ tận đấy lòng. Và đấy cũng chính là những suy nghĩ lạc quan giúp anh vững vàng trước những khó khăn, thử thách và thử thách lướn nhất là sự cô độc. Hơn nữa nha còn ý thức được công việc của mình giúp đỡ, giúp ích được cho biết bao người. Khi anh biết nhờ anh phát hiện một đám mây khô, không quân ta đã hạ được biết bao tên địch trên cầu Hàm Rồng, anh đã cảm thấy rất hạnh phúc. Âm vang của cuộc sống Sa Pa lặng lẽ và khúc nhạc cuộc sống đến từ tâm hồn anh, nụ cười của anh trong mọi khó khăn, thử thách.

Bên cạnh việc hết mình với công việc, anh thanh niên còn biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Anh rất cởi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp người để được trò chuyện, cái đáng yêu của anh chính là sự “thèm người” của anh, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt,cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa Pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là:hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái, nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai hai người…Tất cả không chỉ chứng tỏ anh là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng tận tình đáng quí vô cùng.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận văn học về bài “Lặng lẽ Sa Pa”

Điểm nổi bật hơn trong nhân cách rất cao đẹp của người thanh niên còn là ở đức tính cực kỳ khiêm tốn của anh nữa. Anh sống và làm việc trong gian nan, cực khổ, những thành quả trong công việc của anh là đóng góp quan trọng cho đất nước, nhưng người thanh niên nhiệt tình và sôi nổi ấy, nghĩ và nói về mình trong sự khiêm nhường đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. “Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Anh đã mang nặng những ân tình của mảnh đất Sa Pa này, anh cũng hết sức thấu hiểu sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.

Anh thanh niên là một con người có phẩm chất tốt đẹp. Anh xuất hiện thật bất ngờ, kịp để lại cho chúng ta chúng ta những ấn tượng đẹp để trước tâm hồn cao đẹp của anh, cảm nhận được nhiệt huyết cuat thanh niên thời ấy, những con người không quản ngày đêm, khó khăn, vất vả, chung tay xây dựng đất nước thêm phần tươi đẹp.

Xem thêm:  Dàn ý bài: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm xuân trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Minh Nguyệt

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/neu-suy-nghi-cua-em-ve-anh-thanh-nien-trong-lang-le-sa-pa-cua-nguyen-thanh-long

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *