Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương


Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương – Bài 1

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ tiêu biểu cho phong trào thơ Nôm Việt Nam. Thơ bà luôn chất chứa tâm trạng, niềm cảm thông với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Bánh trôi nước là một trong những bài thơ mang ý nghĩa ấy.

Người Việt Nam rất gần gũi và quen thuộc với hình ảnh bánh trôi nước – một loại bánh dân dã, bình thường được thấy quanh năm. Nữ sĩ đã dùng hình ảnh hết sức quen thuộc này để nói lên thân phận của người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Bà đã không dùng những hình ảnh mĩ miều để miêu tả về người phụ nữ Việt Nam bằng những hình ảnh như “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu”, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn, khỏe khoắn. Chỉ trong một câu thơ ngắn bà đã nói hết được vẻ đẹp đáng yêu của người phụ nữ bằng hình ảnh hết sức đời thường và điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm vẻ đẹp đáng quý ấy.

Đẹp là thế, đáng yêu là thé nhưng cuộc đời họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Có lẽ tất cả những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội ấy đều phải chịu chung một số phận bất hạnh. Họ phải chìm nổi, long đong, giữa sống gió cuộc đời. Câu thơ nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cái long đong mà người phụ nữ phải gánh chịu không phải chỉ vì gia đình mà với nước non. Có lẽ với mong muốn được công nhận trong xã hội, được cso quyền giống nam nhi mà bà đã mạnh dạn nói lên khả năng giúp dân giúp nước của người phụ nữ. Bởi trong xã hội đó, người phụ nữ không được coi trọng, dù có tài giỏi, có sắc sảo thì họ cũng chỉ là phận nữ nhi, không có quyền quyết định bất cứ một điều gì.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Bãy tỏ nỗi lòng của mình, nhà thơ đã chèn vào ý thơ sự phản kháng, sự đấu tranh để dành lấy quyền tự chủ cho mình. Đó là cái ngông thường xuất hiện trong thơ bà. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh. Đến với Hồ Xuân Hương, bà cũng bày tỏ được nỗi khổ cực của những thân phận bất hạnh ấy, nhưng bà đã mạnh dạn khẳng định vẻ đẹp vẫn luôn tiềm ẩn trong những mỗi người phụ nữ, dù cuôc đời có vùi dập họ tới đâu.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Dù xã hội không công nhận, không cho họ một chút quyền lợi, có chà đạp vùi dập họ thế nào, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Thông qua hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương tố cáo cái xã hội phong kiến vùi dập, chà đạp người phụ nữ, nhưng họ vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý. Có lẽ bà là người đầu tiên đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Một vấn đề mà hiện nay xã hội rất đang quan tâm.


Cảm nhận về bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương – Bài 2

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài danh của nước ta khoảng cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng nói về thân phận nhỏ bé của những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công lúc bấy giờ. “Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ đề đó. Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ nói chung gặp nhiều truân chuyên, bất hạnh trong xã hội cũ nhưng vẫn luôn giữ một tấm lòng son sắt, thủy chung, phẩm chất cao quý:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Xem thêm:  Những câu nói hay ngắn gọn về tình yêu và cuộc sống đặc sắc nhất

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh ẩn dụ rất đặc biệt và rất ấn tượng, có một không hai của nhà thơ khi ví người phụ nữ như chiếc bánh trôi nước:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ trước đến nay ai cũng biết đến chiếc bánh trôi quen thuộc có màu trắng làm từ bột nếp, thường xuất hiện trọng dịp lễ tết hàn thực của người Việt Nam. Chiếc bánh có hình tròn đẹp mắt. Nhà thơ đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh chiếc bánh trôi so sánh với người phụ nữ Việt Nam nhằm cho thấy rằng người phụ nữ cũng trắng trẻo, đẹp đẽ, tròn đầy như chiếc bánh trôi vậy. Đọc câu thơ, người đọc liên tưởng đến những câu ca dao xưa:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay bài ca dao sau:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Với cách sử dụng cụm từ “thân em”, câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương gợi cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ hiểu. Chỉ cần đọc câu thơ là người đọc có thể hiểu ngay “thân em” ở đây không chỉ đại diện cho một người là nữ sĩ mà còn đại diện cho phụ nữ xưa.

Dù đẹp là thế, tấm lòng trong sáng là thế nhưng người phụ nữ xưa luôn gặp những truân chuyên, bất hạnh:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Đọc đến đây, người đọc liên tưởng đến công đoạn luộc bánh trôi. Khi chi bánh vào nổi nước, chiếc bánh cứ chìm rồi lại nổi. Bà Hồ Xuân Hương liên tưởng hình ảnh chìm nổi của chiếc bánh giống như cuộc đời đầy giông tố của người phụ nữ “bảy nổi ba chìm” cứ lênh đênh, chới với, gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Cụm từ “bảy nổi ba chìm” ngắn gọn vậy thôi nhưng thật cô đọng và xúc tích.

Cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội cũ đầy bất công. Từ xưa vốn đã có quan niệm ăn sâu vào gốc rễ, tư tưởng của con người Việt đó là “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là người phụ nữ vốn sinh ra đã bị phụ thuộc, họ không được nói lên tiếng nói cá nhân, ở nhà thì phải nghe theo quyết định của cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì sống theo con. Tất cả những định kiến ấy từ lầu đời đã bóp chết đi những ước mong nhỏ bé của người phụ nữ. Bởi thế Hồ Xuân Hương mới viết “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. “Tay kẻ nặn” chính là định kiến của xã hội bất công đó, dù “rắn” hay “nát”, dù vui vẻ sung sướng hay bất hạnh khổ đau cũng là do người khác quyết định cả. Hai từ “mặc dầu” nghe thật đau đớn và xót xa. Nó thể hiện sự phó mặc cuộc đời phụ nữ trong tay kẻ khác mà không được vùng lên đấu tranh cho bản thân mình.

Xem thêm:  Soạn bài: Lòng yêu nước – Ngữ văn 6 Tập 2

Nhưng dù có sống trong xã hội bất công thì người phụ nữ vẫn luôn một lòng, trọn tình trọn nghĩa:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Nhà thơ kết thúc bài thơ thất ngôn tứ tuyệt với sự ngợi ca cho tấm lòng sắt son của người phụ nữ. Hình ảnh chiếc bánh trôi dù rắn hay nát, dù khi đem vào luộc có chìm có nổi thì khi vớt ra, chiếc bánh vẫn giữ nguyên màu trắng với nhân đỏ bên trong. Hình ảnh hoán dụ tấm long son thật nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mặc dù gặp bao gian truân, trắc trở trong cuộc sống, dù có bị vùi dập như thế nào đi nữa trong cái xã hội đầy bất công, thì người phụ nữ ấy vẫn luôn luôn giữ trọn phẩm hạnh của mình, giữ trọn đạo hiếu, trọn nghĩa phu thê.

Chỉ với một bài thơ ngắn gọn nhưng mang nhiều ý nghĩa, bài thơ đã nói lên thân phận nhỏ bé của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đấy bất công, không cho người phụ nữ được thể hiện, được nói lên tiếng nói trong lòng mình. Qua đó nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng khẳng đinh mạnh mẽ và ngợi ca những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ, dù khó khăn và gặp nhiều trắc trở, họ vẫn luôn giữ trọn nghĩa tình, là người phụ nữ “công – dung – ngôn – hạnh”. Bài thơ “bánh trôi nước” dù cách xa chúng ta hàng thế kỷ, nhưng sức sống và tinh thần của bài thơ thì còn vang mãi, để lại những dư âm tốt đẹp trong trái tim người đọc.

Check Also

hinh anh hot girl hoc suong 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *