Soạn bài luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu
Hướng dẫn
A.YÊU CẦU
-Vận dụng những kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học, chủ yếu là những tác phẩm đã học.
-Viết một đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Bài tập 1. Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
(SGK, t.2, tr. 122)
Gợi ý
a)Các viộc là những bước, những khâu trong công tác vận động quần chúng (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến) được sắp xếp theo thứ tự trước sau: đầu tiên, phải giải thích cho quần chúng hiểu, tiếp theo, tuyên truyền để quần chúng hưởng ứng, tiếp nữa. phải tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để quần chúng làm đúng và cuối cùng, tinh thần yêu nước được quần chúng thực hành vào công viậc yêu nước, công việc kháng chiến.
b)Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự việc chính trước, việc phụ sau: đi bán bóng đèn (chính), những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa (phụ).
Bài tập 2. Vì sao các cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
(SGK, t.2, tr. 122- 123)
Gợi ý
Các từ ngữ in đậm trong tất cả các câu trên là để liên kết câu ấy với câu trước đó.
Bài tập 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây: (SGK, t.2, tr. 123)
Gợi ý
Các câu in đậm có đảo trật tự thông thường của từ. Mục đích của việc đảo này là nhấn mạnh hình ảnh (lom khom, lác đác), nhấn mạnh tâm trạng (nhớ nước, thương nhà).
Bài tập 3. Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới. (SGK, t.2, tr. 124)
Gợi ý
Cả hai câu đều giống nhau: sau “thấy” là một cụm c – V.
a)Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b)Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.
Khác nhau ở trật tự c – V:
-Ở (a), trật tự sau động từ “thấy” là c – V. c: nêu tên nhân vật, V: miêu tả hoạt động của nhân vật.
-Ở (b), trật tự sau động từ “thấy” là V – c. V được đảo lên trước c nhằm nhấn mạnh hành động của nhân vật, Hơn nữa, trịnh trọng đặt trước tiến vào nhằm nhấn mạnh “sự làm bộ làm tịch của Bọ Ngựa”.
Như vậy, cữu thích hợp để điền vào chỗ trống của đoạn văn là câu ở (b).
Bỗng thấy chú Châu Chấu Ma đang nháy nhót khoe tài quanh các nàng Cào Cào, vội né giạt về một bên. Rồi trong cửa hàng chợt im tiếng ồn ào. Tôi thấy trịnh trong tiến vào một anh Bọ Ngựa. Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu sao anh làm ra lối quan dạng đến thế, anh đi cứ chân nhấc từng bước cao ngang đầu gối kiểu bước chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giờ và hách dịch.
Bài tập 5. Dưới đây là đoạn kết bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 95).
Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh,nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Gợi ý
Có nhiều cách sắp xếp trật từ các từ in đậm trong đoạn văn. Nhưng cách sắp xếp trên của tác giả Thép Mới là hợp lí hơn cả. Bởi vì cách sắp xếp này đã đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre đúng với trình tự miêu tả trong bài văn.
Bài tập 6. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau đây:
a)Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ.
b)Lợi ích đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đà viết.
Gợi ý
Những đề tài trên các em đã được luyện viết ở những bài học trước. Do đó, việc viết đoạn văn đối với em là không khó. Bài tập này chỉ yêu cầu em chọn ra một câu trong đoạn văn vừa viết và giải thích trật tự từ mà em đã sắp xếp ở câu này.